Hơn 100 thứ (variety) dưới loài Pinus sylvestris đã được mô tả trong các tài liệu về thực vật học, nhưng hiện chỉ có ba hoặc bốn thứ được chấp nhận.[5] Chúng chỉ khác nhau rất ít về hình thái, nhưng với sự khác biệt rõ rệt hơn về phân tích gen và thành phần nhựa. Các quần thể ở cực tây Scotland khác biệt về mặt di truyền so với những quần thể ở phần còn lại của Scotland và Bắc Âu, nhưng không đủ để được phân biệt là các thứ thực vật riêng biệt. Những cây ở cực bắc của dãy trước đây đôi khi được coi là thứ lapponica, nhưng sự khác biệt chỉ ở cấp tính trạng mà chưa có khác biệt về mặt di truyền.[6][7][8][9][10][11][12][13][14]
Hình ảnh
Tên khoa học
Mô tả
Phân bố
Pinus sylvestris var. sylvestris L., 1753
Mô tả phía trên
Phần lớn phạm vi từ Scotland và Tây Ban Nha đến trung tâm Siberia.
Pinus sylvestris var. hamataSteven
Tán lá thường xanh quanh năm, không bị tối màu đi vào mùa đông. Nón thường có dạng chóp bó tháp (nguyên văn pyramidal apophysis)
Vùng Balkans, bắc Thổ Nhĩ Kỳ, Crimea và Caucasus.
Pinus sylvestris var. mongolicaLitv.
Tán lá xanh thẫm, chồi non xanh xám; lá có khi dài tới 12 cm.
Mông Cổ và các phần tiếp giáp của nam Siberia và tây bắc Trung Quốc.
Pinus sylvestris var. nevadensisD.H.Christ.
(không được coi là khác biệt với thứ sylvestris bởi tất cả các tác giả). Nón thường có vảy dày và có thể phân biệt được về hình thái.
Tầng sinh mạch của thông Scots có nhiều carbohydrate, vitamin C và sắt, được người Sami ở bắc Thụy Điển sử dụng như một nguồn lương thực chính dưới nhiều cách chế biến như xay bột (bột này có thể được trộn với sữa, máu tuần lộc, súp thịt hoặc cá), ăn tươi, phơi khô hoặc rang.[2]
^Farjon, A. (2005). Pines Drawings and Descriptions of the Genus Pinus 2nd ed. Brill ISBN90-04-13916-8.
^Mirov, N. T. (1967). The Genus Pinus. Ronald Press.
^Pravdin, L. F. (1969). Scots Pine. Variation, intraspecific Taxonomy and Selection. Israel Program for Scientific Translations (originally published 1964 in Russian).
^Langlet, O. (1959). A Cline or not a Cline – a Question of Scots Pine. Silvae Genetica 8: 13–22.
^Kinloch, B. B., Westfall, R. D., & Forrest, G. I. (1986). Caledonian Scots Pine: Origins and Genetic Structure. New Phytologist 104: 703–729.
^Szmidt, A. E., & Wang, X-R. (1993). Molecular systematics and genetic differentiation of Pinus sylvestris (L.) and P. densiflora (Sieb. et Zucc.). Theoret. Appl. Genet. 86: 159–165.
^Prus-Glowacki, W., & Stephan, B. R. (1994). Genetic variation of Pinus sylvestris from Spain in Relation to Other European Populations. Silvae Genetica 43: 7–14.
^Goncharenko, G. G., Silin, A. E., & Padutov, V. E. (1995). Intra- and interspecific genetic differentiation in closely related pines from Pinus subsection Sylvestres (Pinaceae) in the former Soviet Union. Pl. Syst. Evol. 194: 39–54.
^Sinclair, W. T., Morman, J. D., & Ennos, R. A. (1999). The postglacial history of Scots pine (Pinus sylvestris L.) in western Europe: evidence from mitochondrial DNA variation. Molec. Ecol. 8: 83–88.