Pierre-Rose-Ursule Dumoulin-Borie Cao

Hiển thánh - Giám mục
 
Pierre-Rose-Ursule Dumoulin-Borie  Cao
Đại diện Tông tòa Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài (1836 – 1838)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Đại diện Tông tòa Địa phận Tây Đàng Ngoài
TòaHiệu tòa Achantus
Bổ nhiệmNgày 30 tháng 1 năm 1836
Tựu nhiệmChưa tựu nhiệm
Hết nhiệmNgày 24 tháng 11 năm 1838
Tiền nhiệmJoseph-Pélagie Havard Du
Kế nhiệmPierre-André Retord Liêu
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Achantus (1836 – 1838)
Truyền chức
Thụ phongNgày 21 tháng 11 năm 1830
Tấn phongChưa tấn phong
Thông tin cá nhân
Sinh(1808-02-20)20 tháng 2, 1808
Beynat, Tulle, Pháp
Mất24 tháng 11, 1838(1838-11-24) (30 tuổi)
Đồng Hới, Quảng Bình, Đại Nam
Hệ pháiCông giáo Rôma
Tuyên phong
Lễ kính24 tháng 11
Tôn kínhGiáo hội Công giáo Rôma
Chân phước27 tháng 5 năm 1900
Rôma
bởi Giáo hoàng Lêô XIII
Phong thánh19 tháng 6 năm 1988
Rôma
bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Cách xưng hô với
Pierre-Rose-Ursule Dumoulin-Borie Cao
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Sau khi qua đờiĐức Cố Giám mục
Thân mậtCha
TòaHiệu tòa Achantus

Pierre-Rose-Ursule Dumoulin-Borie (1808-1838) tên Việt Nam là Cao, là một Giám mục thuộc Hội Thừa sai Paris, được Giáo hội Công giáo Rôma tôn phong Hiển Thánh vào năm 1988.

Ông sinh ngày 20 tháng 2 năm 1808 tại Beynat, Tulle, Pháp[1]. Tên thường gọi là Dumoulin do bạn bè đặt (tiếng Pháp Dumoulin là máy xay lúa). Cha ông là Guillaume Borie mất sớm. Mẹ ông là Rose Labrunie không muốn xa rời con nhưng sau cũng đồng ý cho ông tu học. Sau khi thụ phong phó tế, ông âm thầm thu xếp hành trang, để lại bức thư từ giã gia đình và bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng.

Năm 1830, ông được thụ phong linh mục và trải qua hành trình 7 tháng đến vùng đất Nghệ An, khi đó thuộc Địa phận Tây Đàng Ngoài. Ông lấy tên Việt là Cao nên thường được gọi Borie Cao. Ông hoạt động chủ yếu trong vùng Bố Chính với ước khoảng 20.000 giáo dân. Linh mục Masson kể: “Dù không hợp với đồ ăn Việt Nam, cha Borie Cao vẫn ăn cách ngon lành làm như đã sinh ra ở Việt Nam vậy. Cha lại rất bình dị hoà đồng với mọi người, đôi khi còn biết nói đùa với họ nữa”[2].

Năm 1833, vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo, ông đã phải nhiều lần lẩn tránh. Ngày 24 tháng 3, ông kể trong thư là "Tôi đã phải đổi chỗ ở đến 17 lần". Do bị đánh đòn đau đớn nên một chủng sinh tên Khang đã khai ra chỗ ông ẩn náu. Ông bị bắt tại xóm Trà, thuộc họ đạo Mỹ Hảo vào năm 1834.

Trong chốn lao tù, ông vẫn kiên trì giữ vững đức tin Kitô giáo, là chỗ dựa tinh thần cho các linh mục người bản xứ như các linh mục Điểm, Khoa. Khi bị dụ dỗ đạp lên Thánh giá sẽ được xóa án, ông đáp: "Không thể được, một trăm lần không. Phần riêng tôi, quan trên muốn làm gì thì làm, nhưng xin cho một mình tôi chịu là đủ rồi"[3]. Quân lính dùng nhiều cực hình hành hạ nhưng ông vẫn âm thầm cầu nguyện.

Ngày 31 tháng 7 năm 1838, ông được bổ nhiệm làm Giám mục Địa phận Tây Đàng Ngoài khi mới 30 tuổi nhưng do đang ở tù nên chưa được tấn phong.

Ngày 18 tháng 11 năm 1838, Minh Mạng phê án trảm quyết. Ngày 24 tháng 11 năm 1838, ông bị xử trảm tại pháp trường Đồng Hới.

Năm 1842, xác ông được cải táng và đưa về tôn kính tại Nhà nguyện của Hội Thừa sai Paris.

Chú thích

  1. ^ “Phêrô Borie Cao (1808 – 1838)”. Giáo phận Bà Rịa.
  2. ^ Lm. Nguyễn Đức Việt Châu, SSS. “Ngày 24/11: Thánh Phêrô Dumoulin Borie Cao – Giám Mục (1808-1838)”. Tổng Giáo phận Hà Nội.
  3. ^ Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm (2018). Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam. Tôn giáo. tr. 50–51.

Tham khảo

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia