Phiên tòa Scopes

Tennessee v. Scopes
Vào ngày thứ 7 của phiên tòa, các thủ tục tố tụng đã được chuyển ra ngoài trời vì quá nóng. William Jennings Bryan (ngồi, bên trái) đang bị thẩm vấn bởi Clarence Darrow.
Tòa ánTòa án Hình sự Tennessee
Tên đầy đủThe State of Tennessee vs. John Thomas Scopes
Phán quyếtNgày 21 tháng 7 năm 1925
Trích dẫnNone
Lịch sử vụ việc
Tiếp theoScopes v. State (1926)
Thành viên phiên tòa
Thẩm phán tại chỗJohn Tate Raulston

Phiên tòa Scopes, tên chính thức tiếng Anh: The State of Tennessee v. John Thomas Scopes, và thường được gọi là Phiên tòa Khỉ Scopes, là một vụ kiện pháp lý ở Hoa Kỳ, diễn ra từ ngày 10/7 đến ngày 21/7/1925, trong đó bị cáo là một giáo viên trung học tên là John T. Scopes, bị buộc tội vi phạm Đạo luật Butler của tiểu bang Tennessee. Đạo luật này quy định rằng, bất kỳ giáo viên nào dạy thuyết tiến hóa của loài người trong các trường học do tiểu bang tài trợ (trường công) sẽ bị xem là bất hợp pháp.[1] Phiên tòa được tạo ra một cách có chủ ý nhằm thu hút dư luận đến thị trấn nhỏ Dayton, Tennessee, nơi phiên tòa được tổ chức. Scopes không chắc liệu bản thân mình có thật sự giảng dạy về thuyết tiến hóa hay không, nhưng ông đã cố tình tự buộc tội mình để vụ án có bị cáo và đưa dư luận hướng đến những quy định phi lý của Đạo luật Butler.[2][3]

Scopes bị kết tội và phải nộp phạt 100 đô la Mỹ (tương đương 1.500 đô la vào năm 2021), nhưng phán quyết đã bị hủy bỏ vì một lý do kỹ thuật. Phiên tòa phục vụ mục đích thu hút dư luận quốc gia mạnh mẽ, khi các phóng viên trên toàn nước Mỹ đổ xô đến Dayton để đưa tin về sự kiện và các luật sư nổi tiếng đương thời đã đồng ý đại diện cho mỗi bên. William Jennings Bryan, ứng cử viên tổng thống 3 lần và là cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, biện hộ cho việc truy tố, trong khi Clarence Darrow là luật sư bào chữa cho Scopes. Phiên tòa đã công khai cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa cơ yếu và chủ nghĩa hiện đại (Fundamentalist–modernist controversy), khiến những người theo chủ nghĩa Hiện đại, những người cho rằng sự tiến hóa có thể phù hợp với tôn giáo,[4] chống lại những người theo trào lưu cơ yếu, những người cho rằng lời Chúa được tiết lộ trong Kinh thánh được ưu tiên hơn tất cả kiến thức của con người. Do đó, vụ án được xem vừa là một cuộc thi thần học vừa là một thử nghiệm về việc liệu thuyết tiến hóa có nên được dạy trong trường học hay không. Đây cũng là phiên tòa đầu tiên của Hoa Kỳ được phát sóng trên đài phát thanh.[5]

Nguồn gốc

John Washington Butler là một nông dân Mỹ và là thành viên của Hạ viện Tennessee, ông ấy là người đứng đầu của Hiệp hội Cơ yếu Cơ đốc giáo Thế giới, đã vận động các cơ quan lập pháp bang thông qua luật chống lại việc giảng dạy Thuyết tiến hóa trong các trường công. Ông đã thành công khi Đạo luật mang tên mình được thông qua ở Tennessee, vào ngày 25 tháng 3 năm 1925.[6] Butler sau đó đã nói rằng:

"Tôi không biết gì về Thuyết tiến hóa ... Tôi đã đọc trên báo rằng các cậu bé và cô bé đi học về và nói với cha mẹ của chúng rằng Kinh thánh hoàn toàn vô nghĩa."

Thống đốc bang Tennessee, Austin Peay, đã ký thông qua đạo luật để nhận được sự ủng hộ của các nhà lập pháp đại diện cho giới điền chủ và nông dân của bang, nhưng ông ấy cũng tin rằng đạo luật này sẽ không được thi hành cũng như không can thiệp vào việc giáo dục tại các trường học ở Tennessee.[7] William Jennings Bryan đã nhiệt tình cảm ơn Peay về dự luật:

"Các bậc cha mẹ theo đạo Cơ đốc của bang nợ ngài một món nợ về lòng biết ơn vì đã cứu con cái họ khỏi ảnh hưởng độc hại của một giả thuyết chưa được chứng minh."[8]

Đáp lại, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ đã tài trợ cho một trường hợp để xem thử Đạo luật Butler sẽ được áp dụng và nghiêm khắc đến mức nào, trong đó John Scopes, một giáo viên khoa học của trường trung học Tennessee, đã đồng ý vi phạm Đạo luật để trở thành bị cáo của vụ án. Scopes, người đã thay thế giáo viên sinh học thông thường, bị buộc tội vào ngày 5 tháng 5 năm 1925, với việc giảng dạy Thuyết tiến hóa từ một chương trong sách giáo khoa của George William Hunter, Sinh học công dân: Presented in Problems (1914), mô tả thuyết tiến hóa, chủng tộc, và thuyết ưu sinh. Hai bên đã đưa ra những tên tuổi đương thời có uy tín lớn nhất trong cả nước để đứng ra tranh tụng cho mình, William Jennings Bryan cho bên nguyên và Clarence Darrow cho bên bào chữa, và phiên tòa được theo dõi trên sóng vô tuyến khắp nước Mỹ.[9][10]

Quá trình dàn dựng vụ án

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đề nghị bảo vệ bất kỳ ai bị buộc tội giảng dạy thuyết tiến hóa bất chấp Đạo luật Butler. Vào ngày 5 tháng 4 năm 1925, George Rappleyea, giám đốc địa phương của Công ty Sắt và Than Cumberland, đã sắp xếp một cuộc gặp với Walter White, giám đốc các trường học quận và luật sư địa phương Sue K. Hicks tại Cửa hàng Thuốc Robinson, thuyết phục họ rằng cuộc tranh cãi về một phiên tòa như vậy sẽ mang lại cho Dayton sự chú ý và xem như là một hình thức quảng bá địa phương hiệu quả. Theo Robinson, Rappleyea nói:

"Đúng như vậy, luật không được thực thi. Nếu bạn thắng, luật sẽ được thực thi. Nếu tôi thắng, luật sẽ bị bãi bỏ. Chúng ta cùng tiến hành nhé?"

Sau đó, họ đã gặp John T. Scopes, 24 tuổi, một giáo viên toán và khoa học trường trung học Dayton. Nhóm đã yêu cầu Scopes thừa nhận đã giảng dạy thuyết tiến hóa.[11][12]

John Scopes

Rappleyea chỉ ra rằng, trong khi Đạo luật Butler cấm giảng dạy thuyết tiến hóa, tiểu bang yêu cầu giáo viên sử dụng sách giáo khoa mô tả rõ ràng và xác nhận thuyết tiến hóa, và do đó, giáo viên thực sự buộc phải vi phạm luật.[13] Scopes đề cập rằng mặc dù anh ấy không thể nhớ liệu mình có thực sự dạy về Thuyết tiến hóa trong lớp hay không, tuy nhiên, anh ấy đã cùng cả lớp xem qua biểu đồ và chương trình tiến hóa. Scopes được thêm vào nhóm:

"Nếu bạn có thể chứng minh rằng tôi đã dạy về Thuyết tiến hóa và tôi có thể đủ điều kiện làm bị cáo, thì tôi sẵn sàng hầu tòa."[14]

Scopes kêu gọi học sinh làm chứng chống lại mình và hướng dẫn họ cách trả lời.[15] Anh ta bị truy tố vào ngày 25 tháng 5, sau khi 3 sinh viên làm chứng chống lại anh ta tại đại bồi thẩm đoàn; một học sinh sau đó nói với các phóng viên, "Tôi tin vào một phần của Thuyết tiến hóa, nhưng tôi không tin vào vấn đề khỉ."[16]

Quá trình chuẩn bị

Truy tố

Thẩm phán John T. Raulston đã đẩy nhanh việc triệu tập đại bồi thẩm đoàn và "... gần như chỉ thị đại bồi thẩm đoàn truy tố Scopes, bất chấp bằng chứng ít ỏi chống lại anh ta và những câu chuyện được báo cáo rộng rãi đặt câu hỏi liệu bị cáo tự nguyện đã từng dạy về Thuyết tiến hóa trong lớp học hay chưa".[17] Scopes bị buộc tội đã dạy từ chương về Thuyết tiến hóa cho một lớp cấp III vi phạm Đạo luật Butler và bị bắt trên danh nghĩa, mặc dù anh ta chưa bao giờ thực sự bị giam giữ. Paul Patterson, chủ sở hữu của tờ Nhật báo The Baltimore Sun, đã nộp 500 đô la tiền bảo lãnh cho Scopes.[18][19]

Các công tố viên ban đầu là Herbert E. và Sue K. Hicks, hai anh em là luật sư địa phương và là bạn của Scopes, nhưng vụ truy tố cuối cùng do Tom Stewart, tốt nghiệp Trường Luật Cumberland, người sau này trở thành Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, lãnh đạo. Stewart được hỗ trợ bởi luật sư Gordon McKenzie của Dayton, người đã ủng hộ dự luật chống Thuyết tiến hóa trên cơ sở tôn giáo, và mô tả Thuyết tiến hóa là "có hại cho đạo đức của chúng ta" và là một cuộc tấn công vào "thành trì của tôn giáo Cơ đốc của chúng ta".[20]

Sự chuẩn bị của cả hai bên

Với hy vọng thu hút được giới truyền thông trên toàn nước Mỹ, George Rappleyea đã đi xa đến mức viết thư cho tiểu thuyết gia người Anh H. G. Wells đề nghị ông ta tham gia đội bào chữa. Wells trả lời rằng bản thân mình không được đào tạo về luật ở Anh chứ chưa nói đến ở Mỹ, và từ chối lời đề nghị. John R. Neal, một giáo sư trường luật từ Knoxville, tuyên bố rằng ông sẽ làm luật sư bào chữa cho Scopes cho dù Scopes có thích hay không, và ông trở thành người đứng đầu trên danh nghĩa của đội bào chữa.

Clarence Darrow năm 1925, trong phiên tòa

Mục sư Baptist William Bell Riley, người sáng lập và chủ tịch của Hiệp hội Cơ yếu Cơ đốc Thế giới, là người có công kêu gọi luật sư và ứng cử viên tổng thống 3 lần của đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Mỹ, và là tín đồ Trưởng lão suốt đời William Jennings Bryan làm cố vấn pháp lý chống lại Scopes. Bryan ban đầu được Sue Hicks mời trở thành cộng sự của bên công tố và Bryan đã sẵn sàng nhận lời, mặc dù thực tế là anh ta đã không tham gia xét xử bất kỳ một vụ án nào trong 36 năm. Như Scopes đã chỉ ra cho James Presley trong cuốn sách "Tâm bão" mà cả hai cùng hợp tác:

"Sau khi [Bryan] được tiểu bang chấp nhận làm công tố viên đặc biệt trong vụ án, không bao giờ có bất kỳ hy vọng nào để ngăn chặn tranh cãi trong giới hạn của tính hợp hiến."[21][22]

Đáp lại, người bào chữa đã tìm đến Clarence Darrow, một người theo thuyết bất khả tri. Darrow ban đầu từ chối, sợ rằng sự hiện diện của mình sẽ tạo ra bầu không khí rạp xiếc, nhưng cuối cùng nhận ra rằng phiên tòa sẽ là một rạp xiếc dù ông ta có tham gia hay không, và đồng ý cho người bào chữa mượn dịch vụ của mình, sau đó "nhận ra rằng không có giới hạn nào cho những trò nghịch ngợm, điều đó có thể được thực hiện trừ khi đất nước bị khơi dậy bởi cái ác hiện hữu".[23] Sau nhiều lần thay đổi qua lại, đội bào chữa bao gồm Darrow, luật sư ACLU Arthur Garfield Hays, Dudley Field Malone, luật sư ly hôn quốc tế từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, W.O. Thompson, đối tác luật của Darrow, và F.B. McElwee.[24] Việc bào chữa cũng được hỗ trợ bởi thủ thư và người có thẩm quyền về Kinh thánh Charles Francis Potter, một nhà thuyết giáo theo Chủ nghĩa Nhất thể Hiện đại.[24]

Đội truy tố do Tom Stewart, luật sư quận của Khu vực 18 (và Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tương lai) dẫn đầu, và bao gồm, ngoài Herbert và Sue Hicks, Ben B. McKenzie và William Jennings Bryan.[25]

Truyền thông

Phiên tòa được đưa tin bởi các nhà báo từ miền Nam và trên toàn thế giới, bao gồm cả H. L. Mencken cho Nhật bảo The Baltimore Sun, tờ báo cũng đang trả một phần chi phí bào chữa. Mencken chính là người đã gán cho phiên tòa những nhãn hiệu sặc sỡ và trào phúng nhất, chẳng hạn như "Phiên tòa khỉ" hay "Người ngoại đạo Scopes". Đây cũng là phiên tòa đầu tiên của Hoa Kỳ được phát sóng trên đài phát thanh.[26]

Thủ tục tố túng

Phiên tòa đã được đưa tin trên trang nhất của cả nước, bao gồm cả tờ báo này ở Washington DC. Darrow đã được trích dẫn vì sự khinh thường toà án (vào thời điểm đó) và chi tiết về nhiều nhà khoa học không được phép làm chứng.

ACLU ban đầu có ý định phản đối Đạo luật Butlet với lý do đạo luật này vi phạm quyền cá nhân và quyền tự do học thuật của giáo viên, và do đó bản thân nó đã vi hiến. Người đứng đầu chủ yếu là Clarence Darrow, chiến lược này đã thay đổi khi vụ án Scopes bắt đầu. Lập luận sớm nhất được người bào chữa đưa ra sau khi phiên tòa bắt đầu là thực tế không có mâu thuẫn nào giữa quá trình tiến hóa và lời tường thuật về sự sáng thế trong Kinh thánh; về sau, quan điểm này sẽ được gọi là thuyết tiến hóa hữu thần. Để hỗ trợ cho tuyên bố này, họ đã mời 8 chuyên gia về Thuyết tiến hóa tham gia phiên toà. Nhưng ngoài Tiến sĩ Maynard Metcalf, một nhà động vật học từ Đại học Johns Hopkins, thẩm phán đã không cho phép các chuyên gia khác trong nhóm 8 người này làm chứng trực tiếp. Thay vào đó, họ được phép gửi bản tường trình để bằng chứng của họ có thể được sử dụng tại phiên kháng cáo. Đáp lại quyết định này, Darrow đã đưa ra một nhận xét mỉa mai với Thẩm phán Raulston (như ông ấy thường làm trong suốt phiên tòa) về việc ông ấy chỉ đồng ý với những đề nghị của bên công tố. Darrow đã xin lỗi vào ngày hôm sau, để tránh bị coi là khinh thường tòa án.[27]

H. L. Mencken năm 1928

Chủ tọa phiên tòa, John T. Raulston, bị cáo buộc thiên vị cho bên công tố và thường xuyên xung đột với Darrow. Khi bắt đầu phiên tòa, Raulston đã trích dẫn Sách Sáng ThếĐạo luật Butler. Anh ta cũng cảnh báo bồi thẩm đoàn không đánh giá giá trị của luật pháp (điều này sẽ trở thành tâm điểm của phiên tòa) mà dựa trên hành vi vi phạm Đạo luật mà ông ta gọi là 'tội nhẹ'. Bản thân người đứng đầu bồi thẩm đoàn không tin vào giá trị của Đạo luật nhưng ông ta đã hành động, cũng như hầu hết bồi thẩm đoàn, theo chỉ thị của thẩm phán.[28]

Bryan chỉ trích thuyết tiến hóa vì đã dạy trẻ em rằng con người chỉ là một trong 35.000 loại động vật có vú và phàn nàn về quan điểm cho rằng con người có nguồn gốc "Thậm chí không phải từ loài khỉ ở Mỹ, mà từ loài khỉ ở cựu thế giới".[29]

Darrow trả lời bào chữa trong một bài phát biểu được mọi người coi là cao trào hùng biện của phiên tòa.[30] Làm dấy lên nỗi sợ hãi về "cuộc điều tra", Darrow lập luận rằng Kinh thánh nên được bảo tồn trong lĩnh vực thần học và đạo đức chứ không phải đưa vào một chương trình khoa học. Trong phần kết luận của mình, Darrow tuyên bố rằng "cuộc đọ sức sinh tử" của Bryan chống lại sự tiến hóa không nên được thực hiện một cách phiến diện bởi phán quyết của một tòa án đã loại bỏ các nhân chứng tham gia vào quá trình bào chữa. Darrow hứa sẽ không có cuộc đấu tay đôi vì "không bao giờ có cuộc đấu tay đôi với sự thật."[a] Phòng xử án náo nhiệt khi Darrow kết thúc; Scopes tuyên bố bài phát biểu của Darrow là điểm nhấn đầy kịch tính của toàn bộ phiên tòa và nhấn mạnh rằng một phần lý do khiến Bryan muốn đứng trước tòa là để lấy lại chút vinh quang đã bị hoen ố của mình.[32]

Chất vấn Bryan

Vào ngày thứ 6 của phiên tòa, bên bào chữa đã hết nhân chứng. Thẩm phán tuyên bố rằng tất cả các lời khai bào chữa về Kinh thánh là không liên quan và không nên được trình bày trước bồi thẩm đoàn (đã bị loại trừ trong quá trình bào chữa). Vào ngày thứ 7 của phiên tòa, luật sự bào chữa yêu cầu thẩm phán gọi Bryan làm nhân chứng để thẩm vấn ông ta về Kinh thánh, vì các chuyên gia của họ cho rằng không liên quan; Darrow đã lên kế hoạch cho việc này từ ngày hôm trước và gọi Bryan là "chuyên gia Kinh thánh". Động thái này khiến những người có mặt tại tòa ngạc nhiên, vì Bryan là luật sư bên nguyên và bản thân Bryan (theo một nhà báo đưa tin về phiên tòa) chưa bao giờ tự nhận mình là một chuyên gia, mặc dù ông ta có khoe kiến thức về Kinh thánh của mình.[33] Lời khai này xoay quanh một số câu hỏi liên quan đến các câu chuyện trong Kinh thánh và niềm tin của Bryan như đã nêu sau; lời khai này lên đến đỉnh điểm khi Bryan tuyên bố rằng Darrow đang sử dụng tòa án để "nói xấu Kinh thánh" trong khi Darrow trả lời rằng những tuyên bố của Bryan về Kinh thánh là "ngu ngốc".[34]

William Jennings Bryan năm 1925

Vào ngày thứ 7 của phiên tòa, Clarence Darrow đã thực hiện một bước đi bất ngờ và gọi William Jennings Bryan, luật sư bên nguyên, đến đứng trước tòa với tư cách là nhân chứng trong nỗ lực chứng minh niềm tin vào tính lịch sử của Kinh thánh và nhiều câu chuyện về phép lạ trong Kinh thánh là không hợp lý. Bryan chấp nhận, vì sau khi hoàn thành điều này thì đến lượt mình, Darrow sẽ bị Bryan thẩm vấn. Mặc dù Hays tuyên bố trong cuốn tự truyện của mình rằng việc kiểm tra Bryan là nằm ngoài kế hoạch, nhưng Darrow đã dành cả đêm trước đó để chuẩn bị. Các nhà khoa học mà bên bào chữa đã đưa đến Dayton—và Charles Francis Potter, một mục sư theo chủ nghĩa hiện đại, người đã tham gia vào một loạt các cuộc tranh luận công khai về sự tiến hóa với nhà thuyết giáo theo trào lưu cơ yếu John Roach Straton—đã chuẩn bị các chủ đề và câu hỏi để Darrow trình bày trước Bryan trên bục nhân chứng.[35] Kirtley F. Mather, chủ nhiệm khoa địa chất tại Đại học Harvard và cũng là một tín đồ Baptist sùng đạo, đã đóng vai Bryan và trả lời các câu hỏi mà ông tin rằng Bryan sẽ nói.[36][37] Raulston đã hoãn phiên tòa để dời phiên xử ra khán đài trên bãi cỏ của tòa án, bề ngoài là vì ông ta sợ phía trong toà nhà có quá nhiều khán giả chen chúc trong phòng xử án, nhưng có lẽ vì cái nóng ngột ngạt thì đúng hơn.[38]

Adam và Eva

Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến Sách Sáng thế, bao gồm các câu hỏi về việc liệu Eva có thực sự được tạo ra từ xương sườn của Adam hay không, Cain lấy vợ ở đâu và có bao nhiêu người sống ở Ai Cập cổ đại. Darrow đã sử dụng những ví dụ này để gợi ý rằng những câu chuyện trong Kinh thánh không thể mang tính khoa học và không nên được sử dụng trong việc giảng dạy khoa học."[39] Bryan tuyên bố đáp lại rằng, "Lý do tôi trả lời không phải vì lợi ích của tòa án cấp trên. Đó là để ngăn những quý ông này nói rằng tôi sợ gặp họ và để họ thẩm vấn tôi, và tôi muốn thế giới Kitô giáo biết rằng bất kỳ người vô thần, bất khả tri, không tin, có thể hỏi tôi bất cứ lúc nào về niềm tin của tôi vào Thiên Chúa, và tôi sẽ trả lời cho họ."[40]

Stewart đại diện phía truy tố phản đối cuộc thẩm vấn này, yêu cầu được biết mục đích pháp lý của việc thẩm vấn Darrow. Bryan, khi đánh giá tác động của phiên toà, đã nói rằng mục đích của nó là "để chế giễu tất cả những ai tin vào Kinh thánh". Darrow, với sự kịch liệt không kém, phản bác lại, "Chúng tôi có mục đích ngăn chặn những kẻ cố chấp và những kẻ ngu dốt kiểm soát nền giáo dục của Hoa Kỳ."[41]

Một vài câu hỏi nữa được tiếp nối trong phòng xử án ngoài trời đầy kịch tính. Darrow hỏi Cain lấy vợ ở đâu; Bryan trả lời rằng ông sẽ "bỏ mặc những người theo thuyết bất khả tri để săn lùng cô ấy".[42] Khi Darrow đề cập đến vấn đề con rắn cám dỗ Eva, Bryan nhấn mạnh rằng Kinh thánh phải được trích dẫn nguyên văn thay vì cho phép Darrow diễn giải nó theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, sau một cuộc trao đổi giận dữ khác, Thẩm phán Raulston đập búa, hoãn phiên tòa.[19]

Kết thúc phiên toà

Darrow (trái) và Bryan (phải) trong phiên tòa

Cuộc đối đầu giữa Bryan và Darrow kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ vào buổi chiều ngày thứ 7 của phiên tòa. Có khả năng nó sẽ tiếp tục vào sáng hôm sau nếu không có thông báo của Thẩm phán Raulston rằng ông ấy coi toàn bộ cuộc kiểm tra không liên quan đến vụ án và ông ấy quyết định nội dung này nên được "xóa" khỏi hồ sơ. Do đó, Bryan đã bị từ chối cơ hội đối chất lại với các luật sư bào chữa, mặc dù sau phiên tòa, Bryan đưa ra 9 câu hỏi cho báo chí để thể hiện "thái độ tôn giáo" của Darrow. Các câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn của Darrow đã được đăng trên báo một ngày sau khi phiên tòa kết thúc, Tờ báo The New York Times mô tả Darrow đã trả lời các câu hỏi của Bryan "với niềm tin bất khả tri của ông ấy, 'Tôi không biết', ngoại trừ trường hợp ông ấy có thể phủ nhận chúng bằng niềm tin vào quy luật tự nhiên, bất biến”.[43]

Sau những nỗ lực cuối cùng của người bào chữa để đưa ra bằng chứng bị từ chối, Darrow đã yêu cầu thẩm phán đưa bồi thẩm đoàn vào để họ đưa ra phán quyết kết tội:

Chúng tôi tuyên bố rằng bị cáo không có tội, nhưng vì tòa án đã loại trừ bất kỳ lời khai nào, ngoại trừ một vấn đề là liệu anh ta có dạy rằng con người có nguồn gốc từ một loài động vật thấp hơn hay không, và chúng tôi không thể phủ nhận lời khai đó, không có điều hợp lý nào xảy ra ngoại trừ việc bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết mà chúng tôi có thể đưa lên tòa án cấp cao hơn, hoàn toàn làm theo thủ thục của thủ tục thích hợp. Chúng tôi không nghĩ rằng việc tòa án hoặc luật sư phía bên kia lãng phí nhiều thời gian là không công bằng khi chúng tôi biết đây là kết quả tất yếu và có lẽ là kết quả tốt nhất cho vụ việc.

Sau khi họ được đưa vào, Darrow sau đó nói với bồi thẩm đoàn:

Chúng tôi đến đây để đưa ra bằng chứng trong trường hợp này và tòa án đã phán quyết theo luật rằng bằng chứng mà chúng tôi có là không thể chấp nhận được, vì vậy tất cả những gì chúng tôi có thể làm là chấp nhận một ngoại lệ và đưa nó lên tòa án cấp cao hơn để xem liệu bằng chứng đó có đúng hay không, được chấp nhận hay không ... chúng tôi thậm chí không thể giải thích cho các ngài rằng chúng tôi nghĩ rằng các ngài nên để cho thân chủ của tôi vô tội...

Darrow đã khép lại vụ án mà không có bản tổng kết cuối cùng. Theo luật Tennessee, khi bên bào chữa từ bỏ quyền phát biểu kết thúc, bên công tố cũng bị cấm tóm tắt vụ việc, ngăn cản Bryan trình bày phần tóm tắt đã chuẩn bị của mình.

Scopes chưa bao giờ bị bên công tố hay luật sư bào chữa mời ra làm chứng trước toà vì không có bằng chứng thực tế nào về việc liệu anh ấy có dạy về thuyết tiến hóa hay không. Scopes sau đó thừa nhận rằng, trên thực tế, anh ta không chắc liệu mình có dạy thuyết tiến hóa hay không (một lý do khác mà bên bào chữa không muốn anh ta làm chứng), nhưng điểm này không bị tranh cãi tại phiên tòa.[44]

Bản tóm tắt của William Jennings Bryan về phiên tòa xét xử Scopes (được phát cho các phóng viên nhưng không được đọc trước tòa):

Khoa học là một lực lượng tuyệt vời, nhưng nó không phải là một giáo viên đạo đức. Nó có thể hoàn thiện máy móc, nhưng nó không thêm vào những hạn chế đạo đức nào để bảo vệ xã hội khỏi việc lạm dụng máy móc. Nó cũng có thể đóng những con tàu trí tuệ khổng lồ, nhưng nó không xây dựng bánh lái đạo đức nào để điều khiển con tàu của con người bị bão tố quật ngã. Nó không những không cung cấp được yếu tố tâm linh cần thiết mà một số giả thuyết chưa được chứng minh của nó đã cướp mất la bàn của con tàu và do đó gây nguy hiểm cho hàng hóa của nó. Trong chiến tranh, khoa học đã chứng minh mình là một thiên tài xấu xa; nó đã làm cho chiến tranh trở nên khủng khiếp hơn bao giờ hết. Con người đã từng hài lòng với việc tàn sát đồng loại của mình trên một mặt phẳng duy nhất, bề mặt trái đất. Khoa học đã dạy anh ta xuống nước và bắn từ dưới lên và lên mây và bắn từ trên xuống, do đó làm cho chiến trường đẫm máu gấp ba lần trước đây; nhưng khoa học không dạy tình anh em. Khoa học đã biến chiến tranh thành địa ngục đến nỗi nền văn minh sắp tự sát; và bây giờ chúng ta được biết rằng các công cụ hủy diệt mới được phát hiện sẽ làm cho sự tàn khốc của cuộc chiến tranh vừa qua trở nên tầm thường so với sự tàn khốc của các cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai. Nếu nền văn minh muốn được cứu thoát khỏi đống đổ nát bị đe dọa bởi trí thông minh không được tình yêu thánh hiến, thì nó phải được cứu bởi quy tắc đạo đức của người Nazarene nhu mì và thấp hèn. Những lời dạy của Ngài, và chỉ những lời dạy của Ngài thôi, có thể giải quyết những vấn đề làm nhức nhối trái tim và làm bối rối thế giới.[45]

Sau 8 ngày xét xử, bồi thẩm đoàn chỉ mất 9 phút để nghị án. Scopes bị kết tội vào ngày 21 tháng 7 và bị Raulston tuyên án phải nộp phạt 100 đô la (tương đương 1.500 đô la vào năm 2021). Raulston áp dụng hình phạt trước khi Scopes có cơ hội nói bất cứ điều gì về lý do tại sao tòa án không nên áp dụng hình phạt đối với anh ta và sau khi Neal trình bày lỗi sai với thẩm phán, bị cáo đã nói lần đầu tiên và duy nhất trước tòa:

Thưa quý tòa, tôi cảm thấy rằng tôi đã bị kết tội vi phạm một đạo luật bất công. Tôi sẽ tiếp tục trong tương lai, như tôi đã từng làm trong quá khứ, phản đối luật này bằng mọi cách có thể. Bất kỳ hành động nào khác sẽ vi phạm lý tưởng của tôi về tự do học thuật—nghĩa là dạy sự thật như được đảm bảo trong hiến pháp của chúng ta, về tự do cá nhân và tôn giáo. Tôi nghĩ tiền phạt là bất công.[46]

Bryan đột ngột qua đời năm ngày sau khi phiên tòa kết thúc.[47] Mối liên hệ giữa phiên tòa và cái chết của ông vẫn đang được các nhà sử học tranh luận.

Kháng cáo lên Tòa án Tối cao Tennessee

Các luật sư của Scopes đã kháng cáo, thách thức bản án trên một số lý do. Đầu tiên, họ lập luận rằng đạo luật quá mơ hồ vì nó cấm dạy về "sự tiến hóa", một thuật ngữ rất rộng. Tòa bác bỏ lập luận đó, cho rằng:

Sự tiến hóa, giống như sự cấm đoán, là một thuật ngữ rộng. Tuy nhiên, trong những cuộc tranh luận gần đây, sự tiến hóa đã được hiểu là lý thuyết cho rằng con người đã phát triển từ một số loại thấp hơn đã tồn tại từ trước. Đây là ý nghĩa phổ biến của sự tiến hóa, giống như ý nghĩa phổ biến của lệnh cấm là cấm buôn bán rượu. Theo nghĩa đó, sự tiến hóa đã được sử dụng trong hành động này. Theo nghĩa này, từ này sẽ được sử dụng theo ý kiến ​​này, trừ khi ngữ cảnh chỉ định khác. Chỉ có lý thuyết về sự tiến hóa của con người từ một loại thấp hơn mà hành động trước chúng ta được dự định áp dụng, và phần lớn các cuộc thảo luận mà chúng ta đã nghe là bên cạnh trường hợp này.

Thứ hai, các luật sư lập luận rằng đạo luật đã vi phạm quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp của Scopes vì nó cấm ông giảng dạy về thuyết tiến hóa. Tòa án đã bác bỏ lập luận này, cho rằng nhà nước được phép điều chỉnh bài phát biểu của anh ta với tư cách là một nhân viên của nhà nước:

Anh ta là nhân viên của bang Tennessee hoặc của một cơ quan thành phố của bang. Anh ấy đã ký hợp đồng với nhà nước để làm việc trong một tổ chức của nhà nước. Anh ta không có quyền hoặc đặc quyền để phục vụ nhà nước ngoại trừ những điều khoản như nhà nước quy định. Quyền tự do của anh ta, đặc quyền của anh ta, quyền miễn trừ của anh ta trong việc giảng dạy và tuyên bố thuyết tiến hóa, ở những nơi khác ngoài việc phục vụ nhà nước, không bị luật này ảnh hưởng.

Thứ ba, người ta lập luận rằng các điều khoản của Đạo luật Butler đã vi phạm Hiến pháp Tennessee, trong đó quy định rằng "Trách nhiệm của Đại hội đồng (Quốc hội tiểu bang) trong tất cả các giai đoạn tương lai của chính phủ này là trân trọng văn học và khoa học." Lập luận cho rằng lý thuyết về nguồn gốc của con người từ một loài động vật thấp hơn hiện đã được thiết lập bởi ưu thế của tư tưởng khoa học, và việc cấm giảng dạy lý thuyết đó là vi phạm nghĩa vụ lập pháp phải trân trọng khoa học. Tòa án bác bỏ lập luận này,[48] cho rằng việc xác định luật nào ủng hộ khoa học là vấn đề của cơ quan lập pháp, không phải cơ quan tư pháp:

Các tòa án không thể ngồi phán quyết về những hành vi như vậy của Cơ quan lập pháp hoặc các tác nhân của nó và xác định liệu việc bỏ bớt hay bổ sung một khóa học cụ thể nào đó có xu hướng yêu mến khoa học hay không.

Thứ tư, các luật sư bào chữa lập luận rằng đạo luật đã vi phạm các điều khoản của Hiến pháp Tennessee cấm thành lập một quốc giáo. Các điều khoản về Ưu tiên tôn giáo của Hiến pháp Tennessee (Phần 3 của Điều I) đã nêu rõ, "theo luật, sẽ không có ưu tiên nào được đưa ra cho bất kỳ cơ sở tôn giáo hoặc hình thức thờ cúng nào".[49]

Viết cho tòa án 2 lần và một năm sau khi nhận được đơn kháng cáo,[50] Chánh án Grafton Green đã bác bỏ lập luận này, cho rằng điều khoản Ưu tiên tôn giáo của Tennessee được thiết kế để ngăn cản việc thành lập một quốc giáo như đã từng xảy ra ở Vương quốc AnhScotland khi soạn thảo Hiến pháp, và tổ chức:

Chúng ta không thể thấy việc cấm giảng dạy lý thuyết rằng con người có nguồn gốc từ một loài động vật thấp hơn đã ưu tiên cho bất kỳ cơ sở tôn giáo hoặc phương thức thờ cúng nào. Cho đến nay chúng tôi biết, không có cơ sở tôn giáo hoặc cơ quan có tổ chức nào có trong tín ngưỡng hoặc lời tuyên xưng đức tin của mình, bất kỳ điều nào phủ nhận hoặc khẳng định một lý thuyết như vậy. Theo những gì chúng tôi biết, việc phủ nhận hay khẳng định một lý thuyết như vậy không có trong bất kỳ hình thức thờ phượng nào được công nhận. Vì nguyên nhân này đang chờ xử lý tại tòa án, chúng tôi đã được ưu ái, ngoài các bản tóm tắt tư vấn và nhiều hội nghị thân hữu khác nhau, với vô số nghị quyết, địa chỉ và thông tin liên lạc từ các cơ quan khoa học, phe phái tôn giáo và cá nhân mang lại cho chúng tôi lợi ích của quan điểm của họ về thuyết tiến hóa. Việc xem xét những đóng góp này cho thấy rằng những người theo đạo Tin lành, Công giáo và người Do Thái bị chia rẽ về niềm tin của họ và không có sự nhất trí giữa các thành viên của bất kỳ tổ chức tôn giáo nào về chủ đề này. Tin hay không tin vào thuyết tiến hóa không còn là đặc điểm của bất kỳ cơ sở tôn giáo hay phương thức thờ cúng nào hơn là tin hay không tin vào sự khôn ngoan của luật cấm. Có vẻ như các thành viên của cùng một nhà thờ thường không đồng ý về những điều này.

Hơn nữa, tòa án cho rằng mặc dù đạo luật cấm dạy thuyết tiến hóa (như tòa án đã định nghĩa), nhưng nó không yêu cầu dạy bất kỳ học thuyết nào khác và do đó không mang lại lợi ích cho bất kỳ học thuyết hay giáo phái tôn giáo nào so với những học thuyết hoặc giáo phái khác.

Tuy nhiên, sau khi nhận thấy đạo luật là hợp hiến, tòa án đã bỏ qua bản án kháng cáo vì tính kỹ thuật pháp lý: bồi thẩm đoàn lẽ ra phải quyết định hình phạt chứ không phải thẩm phán, vì theo hiến pháp tiểu bang, các thẩm phán Tennessee vào thời điểm đó không thể ấn định tiền phạt trên 50 đô la và Đạo luật Butler quy định mức phạt tối thiểu là 100 đô la.[10]

Justice Green đã thêm một khuyến nghị hoàn toàn bất ngờ:

Tòa án được thông báo rằng nguyên đơn có lỗi không còn phục vụ nhà nước. Chúng tôi thấy không đạt được gì khi kéo dài thời gian tồn tại của trường hợp kỳ lạ này. Ngược lại, chúng tôi nghĩ rằng hòa bình và phẩm giá của nhà nước, mà tất cả các vụ truy tố hình sự được đưa ra để khắc phục, sẽ được bảo vệ tốt hơn bằng cách đưa vào đây một nolle prosequi (không muốn theo đuổi). Một quy trình hành động như vậy được đề xuất cho Tổng chưởng lý.

Tổng chưởng lý L. D. Smith ngay lập tức tuyên bố rằng ông sẽ không yêu cầu xét xử lại, trong khi các luật sư của Scopes đưa ra những bình luận giận dữ về quyết định bất ngờ này.[51]

Năm 1968, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết trong vụ Epperson v. Arkansas 393 U.S. 97 (1968) rằng những lệnh cấm như vậy trái với Điều khoản thành lập của Tu chính án thứ nhất vì mục đích chính của chúng là tôn giáo.[12] Tennessee đã bãi bỏ Đạo luật Butler vào năm trước.[13] Tennessee had repealed the Butler Act the previous year.[52]

Tham khảo

Informational notes

  1. ^ Trích dẫn này, và thực sự là bài phát biểu này, được đưa ra bởi đồng cố vấn của Darrow, Dudley Field Malone. Tác giả đương thời Anna Marcet Haldeman đã tuyên bố cụ thể, trong "Impressions of the Scopes Trial" (1925), "Chẳng hạn, Darrow sẽ không bao giờ bị phản bội, ngay cả bằng tài hùng biện của chính mình, khi nói như Malone: 'Không bao giờ có một cuộc đấu tay đôi với sự thật.' " [31]

Trích dẫn

  1. ^ “Tennessee Anti-evolution Statute—UMKC School of Law”. umkc.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ Mark Paxton (2013). Media Perspectives on Intelligent Design and Evolution. ABC-CLIO. tr. 105. ISBN 9780313380648.
  3. ^ Charles Alan Israel (2004). Before Scopes: Evangelicalism, Education, and Evolution in Tennessee, 1870–1925. U of Georgia Press. tr. 161. ISBN 9780820326450.
  4. ^ Cotkin, George (2004) [1992]. Reluctant Modernism: American Thought and Culture, 1880–1900. Lanham, MD: Rowman & Littlefield. tr. 7–14. ISBN 978-0-7425-3746-0. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ American Experience. “WGN Radio Broadcasts the Trial” (bằng tiếng Anh). American Experience. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ Ferenc M. Szasz, "William B. Riley and the Fight against Teaching of Evolution in Minnesota." Minnesota History 1969 41(5): 201–216.
  7. ^ Balmer, Randall (2007). Thy Kingdom Come. Basic Books. ISBN 9780465005192.p.111
  8. ^ Larson 1997, tr. 59
  9. ^ Edward J. Larson, Summer for the Gods: And America's Continuing Debate over Science And Religion (2006)
  10. ^ a b See Supreme Court of Tennessee John Thomas Scopes v. The State Lưu trữ 2011-01-28 tại Wayback Machine, at end of opinion filed January 17, 1927. The court did not address the question of how the assessment of the minimum possible statutory fine, when the defendant had been duly convicted, could possibly work any prejudice against the defendant.
  11. ^ “A Monkey on Tennessee's Back: The Scopes Trial in Dayton”. Tennessee State Library and Archives. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2011.
  12. ^ de Camp 1968.
  13. ^ a b An introduction to the John Scopes (Monkey) Trial Lưu trữ tháng 1 14, 2011 tại Wayback Machine by Douglas Linder. UMKC Law. Retrieved April 15, 2007.
  14. ^ Scopes & Presley 1967, tr. 60.
  15. ^ Larson 1997, tr. 108 "Scopes had urged the students to testify against him, and coached them in their answers."
  16. ^ Larson 1997, tr. 89,107
  17. ^ Larson 1997, tr. 108
  18. ^ The New York Times May 26, 1925: pp. 1, 16
  19. ^ a b de Camp 1968, tr. 410.
  20. ^ Larson 1997, tr. 107
  21. ^ de Camp 1968, tr. 72–74, 79.
  22. ^ Scopes & Presley 1967, tr. 66-67.
  23. ^ Larson 1997, tr. 101
  24. ^ a b “The Scopes Trial”. Bryan College (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2019.
  25. ^ “Scopes Monkey Trial”. BOOK OF DAYS TALES (bằng tiếng Anh). 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2018.
  26. ^ American Experience. “WGN Radio Broadcasts the Trial” (bằng tiếng Anh). American Experience. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ "Evolution in Tennessee". Outlook 140 (July 29, 1925), pp. 443–44.
  28. ^ Larson 1997, tr. 109-109.
  29. ^ Scopes, John Thomas (1971), The world's most famous court trial, State of Tennessee v. John Thomas Scopes; complete stenographic report of the court test of the Tennessee anti-evolution act at Dayton, July 10 to 21, 1925, including speeches and arguments of attorneys, New York: Da Capo Press, tr. 174–78, ISBN 978-1-886363-31-1
  30. ^ de Camp 1968, tr. 335.
  31. ^ “Digital History”. www.digitalhistory.uh.edu. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  32. ^ Scopes & Presley 1967, tr. 154-156.
  33. ^ de Camp 1968, tr. 412.
  34. ^ Scopes, John Thomas (1971), The world's most famous court trial, State of Tennessee v. John Thomas Scopes; complete stenographic report of the court test of the Tennessee anti-evolution act at Dayton, July 10 to 21, 1925, including speeches and arguments of attorneys, New York: Da Capo Press, tr. 304, ISBN 978-1-886363-31-1
  35. ^ Arthur Garfield Hays, Let Freedom Ring (New York: Liveright, 1937), pp. 71–72; Charles Francis Potter, The Preacher and I (New York: Crown, 1951), pp. 275–76.
  36. ^ de Camp 1968, tr. 364–65.
  37. ^ Kirtley F. Mather, "Creation and Evolution", in Science Ponders Religion, ed. Harlow Shapley (New York: Appleton-Century-Crofts, 1960), pp. 32–45.
  38. ^ Scopes & Presley 1967, tr. 164.
  39. ^ Moran 2002, tr. 150.
  40. ^ Moran 2002, tr. 157.
  41. ^ p. 299
  42. ^ pp. 302–03
  43. ^ “Evolution Battle Rages out of Court”. The New York Times. 22 tháng 7 năm 1925. tr. 2..
  44. ^ Scopes 1967: pp. 59–60
  45. ^ “Faith of Our Fathers”. Beliefnet.
  46. ^ World's Most Famous Court Trial, p. 313
  47. ^ Kazin, M. A Godly Hero: The Life of William Jennings Bryan. Anchor Press (2007), p. 134. ISBN 0385720564
  48. ^ Scopes v. State, 154 Tenn. 105, 1927
  49. ^ The Establishment Clause of the First Amendment to the United States Constitution was not, at the time of the Scopes decision in the 1920s, deemed applicable to the states. Thus, Scopes' constitutional defense on establishment of religion grounds rested—and had to rest—solely on the state constitution, as there was no federal Establishment Clause protection available to him. See Court's opinion Lưu trữ 2011-01-28 tại Wayback Machine. See generally Incorporation doctrine and Everson v. Board of Education (a seminal U.S. Supreme Court opinion finally applying the Establishment Clause against states in 1947).
  50. ^ “Education: Bizarre”. Time (bằng tiếng Anh). 24 tháng 1 năm 1927. ISSN 0040-781X. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  51. ^ The New York Times January 16, 1927: 1, 28.
  52. ^ “Butler Act Repeal – Tennessee House Bill No. 48 (1967)”. todayinsci.com.

Thư mục

Đọc thêm

  • Ginger, Ray. Six Days or Forever?: Tennessee v. John Thomas Scopes. London: OUP, 1974 [1958].
  • Haldeman-Julius, Marcet. "Impressions of the Scopes Trial". Haldeman-Julius Monthly, vol. 2.4 (Sept. 1925), pp. 323–347 (excerpt—included in Clarence Darrow's Two Great Trials (1927). Haldeman-Julius was an eye-witness and a friend of Darrow's.]
  • McKay, Casey Scott (2013). “Tactics, Strategies, & Battles—Oh My!: Perseverance of the Perpetual Problem Pertaining to Preaching to Public School Pupils & Why it Persists”. University of Massachusetts Law Review. 8 (2): 442–464. Article 3.
  • Mencken, H.L. A Religious Orgy in Tennessee: A Reporter's Account of the Scopes Monkey Trial. Hoboken: Melville House, 2006.
  • “Monkey Trial”. American Experience. PBS.
  • Scopes, John Thomas and William Jennings Bryan. The World's Most Famous Court Trial: Tennessee Evolution Case: A Complete Stenographic Report of the Famous Court Test. Cincinnati: National Book Co., ca. 1925.
  • Shapiro, Adam R. Trying Biology: The Scopes Trial, Textbooks, and the Antievolution Movement in American Schools. Chicago: UCP, 2013.
  • Shapiro, Adam R. "'Scopes Wasn't the First': Nebraska's 1924 Anti-Evolution Trial". Nebraska History, vol. 94 (Fall 2013), pp. 110–119.
  • The Church Case between Prof. Johannes du Plessis and the Dutch Reformed Church in Cape Town, South Africa, on February 27, 1930 – 1931, regarding the biblical chapter of Genesis and evolution, was a similar event. The Church lost its case. OCLC 85987149

Liên kết ngoài

Original materials from and news coverage of the trial:

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia