Phạm Hưng (1927–2018), tên thật: Bùi Văn Tường, là một luật sư và thẩm phán người Việt Nam. Ông từng là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 5 năm 1997, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.[2][3]
Sự nghiệp
Phạm Hưng, tên thật Bùi Văn Tường, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1927, quê quán tại xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.[4][5]
Hoạt động cách mạng
- Phạm Hưng từng tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945.[5]
- Tháng 5 năm 1946, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương.[5]
- Ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau như sau.[4]
- Tháng 8/1945 đến tháng 01/1947: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thôn Đặng Xá, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tháng 2/1947 đến tháng 5/1948: cán bộ Việt Minh huyện Tiên Lữ.
- Tháng 5/1948 đến tháng 1/1949: Phó Bí thư Huyện uỷ, Bí thư huyện bộ Việt Minh huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Tháng 2/1949 đến tháng 3/1950: Trưởng Ban đảng vụ tỉnh Hưng Yên.
- Tháng 4/1950 đến tháng 7/1951: Bí thư Huyện ủy huyện Phù Cừ, nay là huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên.
- Tháng 8/1951 đến tháng 5/1954: Tỉnh ủy viên phụ trách Đảng đoàn Mặt trận tỉnh Hưng Yên, sau đó làm Chính trị viên Tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Hưng Yên.
- Tháng 6/1954 đến tháng 02/1957: Trưởng Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh Khu Tả Ngạn.
- Tháng 3/1957 đến tháng 9/1958: Trợ lý Ban Tuyên huấn Quân khu Tả Ngạn.
Công tác ngành Tòa án
- Tháng 10/1958 đến tháng 5/1959: cán bộ Viện Công tố Trung ương.
- Tháng 6/1959 đến tháng 02/1960: Công tố viên Viện Công tố Hải Phòng.
- Tháng 02/1960 đến tháng 10/1963: Thẩm phán, Phó Chánh án, Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng.
- Tháng 11/1963 đến tháng 6/1965: học sinh Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
- Từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 9 năm 1976, Phạm Hưng giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng.[4]
- Từ tháng 10 năm 1976 đến tháng 7 năm 1981, Phạm Hưng làm Thẩm phán, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC.[4]
- Tháng 7/1981, ông giữ chức vụ Chánh án TANDTC.[4]
- Ông giữ chức vụ này đến tháng 5 năm 1997.[2]
- Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 5, khóa 6 và khóa 7.[2][5]
- Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam ba khóa 7, 8, 9.[5]
- Phạm Hưng là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.[5]
Sau khi nghỉ hưu
Từ ngày 1/6/1998 đến tháng 3/1999, Phạm Hưng là cố vấn pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước.[4]
Tháng 4/1999 đến tháng 4/2004, ông là Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.[4]
Qua đời và lễ tang
Phạm Hưng từ trần vào lúc 17 giờ 30 ngày 4 tháng 2 năm 2018 (tức ngày 19 tháng 12 năm Đinh Dậu) tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, không lâu sau sinh nhật 91 tuổi.[5]
Lễ tang ông được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp nhà nước, do Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao Việt Nam làm trưởng ban.[4]
Thi thể ông được hỏa táng ở đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội, sau đó được an táng tại nghĩa trang thôn Đặng Xá, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.[4]
Khen thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài