Phượng Hoàng (ban nhạc)

Phượng Hoàng
Nguyên quánSài Gòn,  Việt Nam Cộng Hòa
Thể loạiNhạc trẻ
Năm hoạt động1970 - 1975
Thành viênLê Hựu Hà
Nguyễn Trung Cang
Elvis Phương
Nguyễn Trung Vinh (Tay trống)
Như Khiêm
Cựu thành viênMai Hoa
Hoài Khanh
Duy Quang

Phượng Hoàng là một ban nhạc nổi tiếng với những bài hát nhạc trẻ thuần Việt tại Sài Gòn trước năm 1975. Những thành viên chủ chốt là nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ca sĩ Elvis Phương, tay trống Nguyễn Trung Vinh.[1]

Lịch sử

Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu thành lập năm 1965 với thành viên chủ chốt là nhạc sĩ Lê Hựu Hà.[2] Lúc ấy, Lê Hựu Hà đã có những bản "Mai Hương", "Chiều Về", "Yêu Em", "Nhớ Thương Em Hoài" nhưng không được chú ý bởi khán giả nhạc trẻ bấy giờ chỉ thần tượng các bản nhạc ngoại quốc. Cũng như những ban nhạc kích động khác, ban Hải Âu thường biểu diễn ở những bar, club Mỹ. Kể từ sau lần tham dự Đại hội Nhạc trẻ tổ chức năm 1966, ban Hải Âu không còn xuất hiện. Lê Hựu Hà tiếp tục kiên nhẫn sáng tác và tin tưởng rằng đến lúc nào đó sẽ đưa được nhạc trẻ lời Việt đến với công chúng.[3]

Đến đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có trào lưu "Việt hóa" các ca khúc Âu - Mỹ. Hầu hết các ban nhạc lúc bấy giờ đều hát nhạc nước ngoài và viết lời lại. Định mệnh đưa Lê Hựu Hà gặp người bạn đồng hành Nguyễn Trung Cang, nhạc sĩ của ban Rolling Sound.

Ban nhạc Phượng Hoàng chính thức ra mắt vào tối 15 tháng 6 năm 1971 tại phòng trà Đêm Màu Hồng.[3] So với các ban nhạc khác, ban nhạc Phượng Hoàng nổi bật bởi hát nhạc pop, rock thuần Việt do chính thành viên sáng tác là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang. Bên cạnh đó, những bài hát còn được thể hiện thành công qua chất giọng đặc trưng của Elvis Phương.[4]

Năm 1973-1974, hai bài "Tôi Muốn" cùng "Yêu Người Và Yêu Đời" đã đoạt giải bài hát hay nhất giải Kim Khánh do nhật báo Trắng Đen tổ chức.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ban nhạc Phượng Hoàng tan rã.[5]

Năm 2019, phim Mắt Biếc sử dụng một số bản nhạc của Phượng Hoàng.

Năm 2021, sách Ban nhạc Phượng Hoàng - The Beatles Sài Gòn được xuất bản nhằm tưởng nhớ ban nhạc. Lợi nhuận từ sách được dùng ủng hộ cho thành viên Nguyễn Trung Vinh.[6]

Thành viên

  1. Lê Hựu Hà (solo, ca phụ)
  2. Nguyễn Trung Cang (organ, bass, ca phụ)
  3. Elvis Phương (ca sĩ)
  4. Nguyễn Trung Vinh (trống)
  5. Như Khiêm (bass)
  6. Hoài Khanh (giọng nam)
  7. Mai Hoa (giọng nữ)

Thành phần ban đầu của ban Phượng Hoàng gồm: Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nguyễn Trung Vinh, Như Khiêm, cùng hai ca sĩ là Hoài Khanh và Mai Hoa. Sau khi hết hợp đồng với phòng trà Đêm Màu Hồng, Phượng Hoàng chuyển sang hoạt động tại Queen Bee và Maxim’s. Do là giọng ca riêng của Đêm Màu Hồng, Hoài Khanh và Mai Hoa rời nhóm. Elvis Phương gia nhập nhóm.[3]

Như Khiêm là thành viên ban Taberd và ban Les Fanatiques. Về sau chơi guitar bass trong ban văn nghệ của Cục Quân Nhu Gò Vấp chung với Lê Hựu Hà.

Trung Vinh là thành viên ban Taberd, khi nhập ngũ thì chơi cho ban văn nghệ Nhảy Dù.

Những bài hát của nhóm

Danh sách này gồm những bài do ban Phượng Hoàng sáng tác và trình diễn trước năm 1975.

Nhạc Phượng Hoàng
Tên Tác giả Năm sáng tác
"Bài Ca Ngông" Nguyễn Trung Cang 1974
"Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ" Lê Hựu Hà 1971
"Biệt Khúc" Nguyễn Trung Cang 1973
"Buồn Mà Chi" Nguyễn Trung Cang 1974
"Chiều Về" Lê Hựu Hà 1968
"Còn Nhìn Nhau Hôm Nay" Nguyễn Trung Cang 1974
"Dáng Xưa Đà Lạt" Nguyễn Trung Cang 1974
"Đêm Dài" Nguyễn Trung Cang 1970
"Đôi Khi Ta Muốn Khóc" Lê Hựu Hà 1971
"Đưa Em Vào Luân Vũ" Nguyễn Trung Cang 1972
"Gửi Theo Mây Trời" Nguyễn Trung Cang 1974
"Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời" Lê Hựu Hà 1973
"Hãy Nhìn Xuống Chân" Lê Hựu Hà 1971
"Hãy Vui Lên Bạn Ơi" Lê Hựu Hà 1971
"Hát Về Cuộc Sống Hôm Nay Và Ngày Mai" Lê Hựu Hà 1974
"Huyền Thoại Người Con Gái" Lê Hựu Hà 1973
"Hương Thừa" Nguyễn Trung Cang 1974
"Kiếp Du Ca" Nguyễn Trung Cang 1974
"Kho Tàng Của Chúng Ta" Nguyễn Trung Cang 1970
"Lời Điều Trần" Nguyễn Trung Cang 1974
"Lời Người Điên" Lê Hựu Hà 1973
"Mặt Trời Đã Lên" Nguyễn Trung Cang 1971
"Mặt Trời Đen" Nguyễn Trung Cang 1973
"Một Giấc Mơ" Nguyễn Trung Cang 1971
"Oẳn Tù Tì" Nguyễn Trung Cang 1974
"Phiên Khúc Mùa Đông" Lê Hựu Hà 1973
"Sống Cho Qua Hôm Nay" Nguyễn Trung Cang 1970
"Thương Nhau Ngày Mưa" Nguyễn Trung Cang 1973
"Tình Nhân Loại, Thú Thiên Nhiên" Nguyễn Trung Cang 1972
"Tình Như Sương Khói" Nguyễn Trung Cang 1973
"Tôi Muốn" Lê Hựu Hà 1972
"Xin Một Bóng Mát Bên Đường" Nguyễn Trung Cang 1973
"Yêu Đời Và Yêu Người" Lê Hựu Hà 1972
"Yêu Em" Lê Hựu Hà 1968

Tham khảo

  1. ^ “Ban nhạc Phượng Hoàng với sứ mệnh tiên phong "truyền lửa" dòng nhạc trẻ”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 12 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Nguyễn Minh (ngày 5 tháng 10 năm 2016). “Chuyện chưa kể về cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà”. Thể thao & Văn Hóa. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ a b c Lê Văn Nghĩa (ngày 23 tháng 2 năm 2017). “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió”. Thanh Niên. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ Thúy Vi (ngày 18 tháng 9 năm 2017). “Ca sĩ Elvis Phương và ban nhạc Phượng Hoàng”. SBTN. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ Tuấn Khanh (ngày 20 tháng 5 năm 2015). “Tháng Năm, nghe Phượng Hoàng gãy cánh”. RFA. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ Mi Ly (ngày 27 tháng 1 năm 2021). “Phượng Hoàng - 'The Beatles Sài Gòn' lẫy lừng một thuở”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia