Phú Long, Nho Quan

Phú Long
Xã Phú Long
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
HuyệnNho Quan
Địa lý
Tọa độ: 20°11′58″B 105°47′58″Đ / 20,19944°B 105,79944°Đ / 20.19944; 105.79944
Phú Long trên bản đồ Việt Nam
Phú Long
Phú Long
Vị trí xã Phú Long trên bản đồ Việt Nam
Diện tích30,35 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng6.517 người[1]
Mật độ215 người/km²
Khác
Mã hành chính14458[2]

Phú Long là một xã vùng cao nằm ở phía nam huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý

Xã Phú Long nằm ở phía nam huyện Nho Quan, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 27 km, có vị trí địa lý:

Xã Phú Long có diện tích 30,35 km², dân số năm 2019 là 6.517 người[1], mật độ dân số đạt 215 người/km².

Đây là xã có diện tích lớn thứ 4 ở Ninh Bình, sau các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Quang Sơn. Đây cũng là một trong 10 xã có mật độ dân cư thấp nhất Ninh Bình, theo thứ tự tăng dần gồm: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quang Sơn, Phú Long, Ninh Hải, Đông Sơn, Sơn Lai, Yên Đồng, Gia Hòa và Gia Sinh.

Xã Phú Long có quốc lộ 45 đi qua với chiều dài gần 8 km. Từ đây cũng có đường tỉnh lộ nối thẳng trực tiếp với thành phố Tam Điệp.

Ở phía bắc xã Phú Long có hồ Đá Lải, là nơi lưu trữ nước phục vụ tưới tiêu trong huyện và một hồ câu cá ở miền Bắc.

Văn hóa - du lịch

Công viên động vật hoang dã quốc gia Việt Nam

Dự án đầu tư xây dựng Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine Công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình thực hiện theo Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Việt Nam. Địa điểm của dự án được đặt tại 2 xã Kỳ Phú và Phú Long (Nho Quan) với tổng diện tích khoảng 1.488 ha. Đây là công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia đầu tiên tại Việt Nam và được xây dựng, phát triển, hoạt động đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

Dự án dự kiến giai đoạn đầu tư thu hút khoảng 2 triệu khách/năm và đến năm 2020 sẽ đón 3,5 triệu khách/năm. Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động. Tổng vốn đầu tư khoảng 9.364,5 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách 3.964,5 tỷ đồng, nguồn vốn doanh nghiệp và huy nguồn vốn xã hội hoá 5.400 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2012- 2020. Đây là dự án mang tầm vóc quốc tế và cũng là dự án đầu tiên được triển khai tại Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Dự án này nằm ngay vùng đệm ở phía nam Vườn quốc gia Cúc Phương, rất gần các Khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, suối Kênh Gà-động Vân Trình để tạo thành quần thể du lịch liên hoàn thu hút khách du lịch về với cố đô Hoa Lư.

Theo QUYẾT ĐỊNH Số: 731 /QĐ-ủy ban nhân dân V/v phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia[liên kết hỏng] tại tỉnh Ninh Bình, Công viên động vật hoang dã Quốc gia Việt Nam có 6 phân khu chính gồm Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine:

  • Phân khu động vật hoang dã: Vị trí tại phía Tây khu đất, tiếp giáp với vườn quốc gia Cúc Phương. Các hoạt động tại đây có tính chất gần gũi với thiên nhiên; Gồm các công trình: Nhà điều hành, quản lý, nghiên cứu khoa học; công trình phục vụ chăm sóc, triển lãm động vật hoang dã, các công trình dịch vụ phục vụ khách tham quan.
  • Phân khu Vui chơi giải trí theo chủ đề: Vị trí tại phía Đông khu đất, cách xa Phân khu động vật hoang dã. Gồm các cụm công trình thể dục thể thao (trường đua, nhà luyện tập, thi đấu thể dục thể thao); Các cụm công trình giải trí (thế giới nước, trò chơi cảm giác mạnh, biểu diễn nghệ thuật, khu mô hình các công trình nổi tiếng thế giới, mê cung, phim trường...) và các dịch vụ hỗ trợ.
  • Phân khu Trung tâm dịch vụ: Vị trí tại trung tâm khu đất, là trục chuyển tiếp, kết nối giữa hoạt động thiên nhiên và hoạt động con người. Có các công trình dịch vụ văn phòng, dịch vụ thương mại, khu dịch vụ ăn uống và dịch vụ nghỉ dưỡng.
  • Phân khu tái định cư và nhà công vụ: Vị trí gần Trung tâm khu đất, phía Đông Nam khu Trung tâm Dịch vụ, bố trí quỹ đất, nhà ở phục vụ công tác tái định cư và cán bộ nhân viên làm việc lâu dài của Dự án.
  • Phân khu cây xanh sinh thái 1 và 2: Vị trí phía Nam khu đất, là trục cảnh quan rừng của Dự án, tiếp nối với vườn quốc gia Cúc Phương. Các vị trí có địa hình thuận lợi bố trí các khu trang trại Nông lâm, các khu nghỉ dưỡng sinh thái Bungalow, với chức năng là vùng đệm, cách ly khu động vật hoang dã với các hoạt động bên ngoài công viên.
  • Phân khu Chăm sóc – Nghiên cứu Phát triển: Vị trí phía Tây Bắc khu đất, phục vụ chăm sóc cứu hộ động vật, nghiên cứu nhân giống các loài động vật hoang dã, cung cấp, trao đổi động vật hoang dã cho các Vườn thú.

Di tích - danh thắng

Xã Phú Long có 2 khu du lịch đã được đưa vào khai thác gồm:

  • Phủ Đồi Ngang là khu du lịch văn hóa tâm linh thuộc hệ thống tứ phủ thánh cậu.
  • Hồ Đồng Chương được xây dựng thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần.

Tính đến năm 2010, Phú Long có 2 di tích cấp quốc gia là:

  • Dốc Giang: là di tích đã gắn liền với chiến thắng của quân và dân Ninh Bình năm 1953. Gọi là Dốc Giang vì trước đây có rất nhiều cây giang mọc ở hai đồi bên dốc. Dốc Giang nằm trên đường Quốc lộ 45 từ Rịa đi Sòng Cạn (Thạch Thành - Thanh Hoá). Chiến thắng Dốc Giang đã tiêu diệt và bắt sống gần 200 tên địch, bắn cháy và phá huỷ 5 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 4 xe cam nhông và 1 xe gíp. Trận đánh đã làm gãy mũi tấn công quan trọng của thực dân Pháp.
  • Thung Lóng.

Ngoài ra, Hồ Đá Lải thuộc xã Phú Long, có trữ lượng 2,5 triệu mét khối nước. Trên diện tích 400m 2 mặt nước nuôi cá lồng tại hồ Đá Lải mỗi năm cho sản lượng 15-18 tấn cá thịt cũng là một điểm du lịch giải trí cuối tuần.

Đây cũng là xã được công nhận Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lưu trữ 2016-03-15 tại Wayback MachineNinh Bình.

Chú thích

  1. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo