Phóng đãng

Tranh minh họa về sự phóng đãng, trụy lạc trong giới quý tộc

Phóng đãng (Libertine) chỉ về những người ngang nhiên đặt lại vấn đề và thách thức hầu hết các nguyên tắc đạo đức, luân lý và nề nếp, chẳng hạn như trách nhiệm hoặc sự tiết chế tình dục, và thường tuyên bố những chuẩn mực phép tắc này là bó buộc, không cần thiết, không mong muốn thậm chí là xấu xa. Một người phóng túng đặc biệt là người phớt lờ hoặc thậm chí khinh thường các chuẩn mực đạo đức và hình thức hành vi được xã hội chấp nhận trên bình diện rộng[1][2] và hành xử theo ý thích mà không cần quan tâm, đếm xỉa đến ai khác, do đó ở chiều ngược lại, quan niệm xã hội về phóng đãng chỉ về sự phóng túng, buông thả, trụy lạc, dâm đãng, đam mê tửu sắc, không có phép tắc, nề nếp. Các giá trị và thực hành của những người theo lối sống phóng đãng được gọi chung là chủ nghĩa tự do và được mô tả như một hình thức cực đoan của chủ nghĩa khoái lạc hoặc chủ nghĩa tự do[3]. Những người sống buông thả, phóng túng, tự do coi trọng những thú vui thể xác (sắc dục), nghĩa là những thú vui, nhục dục, được chính mình trải nghiệm, nếm trải qua các giác quan.

Là một triết lý sốnglối sống, chủ nghĩa phóng túng đã thu hút được những người ủng hộ mới vào thế kỷ 17, 18 và 19, đặc biệt là ở PhápVương quốc Anh. Trong số những người này, đáng chú ý có John Wilmot, Bá tước thứ 2 của Rochester và Hầu tước de Sade. Từ libertine (phóng túng) ban đầu được John Calvin đặt ra để mô tả tiêu cực những người phản đối chính sách của ông tại Geneva, Thụy Sĩ[4]. Nhóm này, do Ami Perrin đứng đầu, đã phản đối "lời khẳng định của Calvin rằng kỷ luật của nhà thờ phải được thực thi thống nhất đối với tất cả các thành viên của xã hội Geneva"[5]. Ở Anh, một số có quan điểm phóng túng như ngoại tình và gian dâm không phải là tội lỗi, hoặc "bất cứ ai chết trong đức tin sẽ được cứu rỗi bất kể cách sống của họ"[6]. Trong thế kỷ 18 và 19, thuật ngữ này thường gắn liền với sự trụy lạc (debauchery)[7]. Charles-Maurice de Talleyrand đã viết rằng Joseph Bonaparte "chỉ tìm kiếm thú vui của cuộc sống và sự dễ dàng tiếp cận với trào lưu phóng túng" khi còn cai trị Naples[8]. Đồng tình với sự nhấn mạnh của Calvin về nhu cầu về kỷ cương ở Geneva, Samuel Rutherford (Giáo sư Thần học tại Đại học St. Andrews và là mục sư Cơ đốc giáo ở Scotland vào thế kỷ XVII) đã đưa ra cách giải quyết nghiêm ngặt về "Chủ nghĩa phóng túng" trong tác phẩm tranh luận của ông "Một cuộc tranh luận tự do chống lại sự tự do giả tạo của lương tâm" (1649). Một bài thơ của John Wilmot, Bá tước thứ 2 của Rochester, đề cập đến vấn đề lý trí đúng đắn, và thường được coi là một lời phê phán về chủ nghĩa duy lý[9].

Chú thích

  1. ^ “libertine” – qua The Free Dictionary.
  2. ^ "libertine" at WordNet
  3. ^ Feiner, Shmuel (6 tháng 6 năm 2011). The Origins of Jewish Secularization in Eighteenth-Century Europe. University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0812201895 – qua Google Books.
  4. ^ Gordon, Alexander (1911). “Libertines” . Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 16 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 543.
  5. ^ Zophy, Johnathan W. (2003). A Short History of Renaissance and Reformation Europe: Dances Over Fire and Water . Prentice Hall. tr. 226. ISBN 978-0-13-097764-9.
  6. ^ Russell, J.B. (1972). Witchcraft in the Middle Ages. Cornell paperbacks. Cornell University Press. tr. 244. ISBN 978-0-8014-9289-1. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ Michel Delon biên tập (2013). Encyclopedia of the Enlightenment. Routledge. tr. 2362–2363. ISBN 978-1-135-96005-6.
  8. ^ Talleyrand, Charles-Maurice de (2008). “Napoleon's European Legacy, 1853”. Trong Blaufarb, Rafe (biên tập). Napoleon: Symbol for an Age, A Brief History with Documents. New York: Bedford/St. Martin's. tr. 151. ISBN 978-0-312-43110-5.
  9. ^ Fisher, Nicholas (2006). “The Contemporary Reception of Rochester's A Satyr Against Mankind”. The Review of English Studies. 57 (229): 185–220. doi:10.1093/res/hgl035.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia