Phân bộ Kỳ nhông
Phân bộ Kỳ nhông (tên khoa học: Iguania) là một phân bộ trong Squamata (rắn và thằn lằn) bao gồm các loài kỳ nhông, tắc kè hoa, nhông, và các loài thằn lằn Tân thế giới, như thằn lằn ngón diềm (Dactyloidae), thằn lằn ngón diềm bụi rậm (Polychrotidae) và thằn lằn gai Bắc Mỹ (Phrynosomatidae). Sử dụng các đặc trưng hình thái học như là một chỉ dẫn về các mối quan hệ tiến hóa, Iguania được cho là tạo thành nhóm chị-em với phần còn lại của Squamata. Tuy nhiên, các thông tin phân tích phân tử lại đặt Iguania trong phạm vi bộ Squamata như là nhóm chị em với Anguimorpha và chúng có quan hệ họ hàng gần với Serpentes[1]. Các loài thằn lằn trong phân bộ Iguania chủ yếu sống trên cây và có lưỡi nhiều thịt khá nguyên thủy, không thò ra thụt vào được, mặc dù tình trạng này bị biến đổi cao ở các loài tắc kè hoa. Hệ thống họcIguania trong quá khứ đã từng được sử dụng như là từ đồng nghĩa của Iguanidae. Cho tới gần đây người ta vẫn công nhận họ Iguanidae theo nghĩa rộng (sensu lato). Khi công nhận như vậy thì phân bộ này bao gồm ba họ[2]:
Năm 1989 các nhà bò sát học Frost & Etheridge đã phân chia họ Iguanidae lớn ra thành một loạt các họ nhỏ hơn[3][4], mà trước đó chúng đã được phân loại như là các phân họ. Theo định nghĩa mới về Iguania thì nó bao gồm cả Iguanidae và các họ mới phân chia cũng như bổ sung thêm hai họ Agamidae và Chamaeleonidae. Việc gộp nhóm nguyên thủy dưới họ Iguanidae là sử dụng đặc trưng chung của các loài bò sát trong nhóm này có răng mọc trên mặt trong của quai hàm (răng dính bên). Kiểu răng mọc như vậy được gọi là pleurodont, nên tất cả các họ trước đây xếp trong Iguanidae đôi khi được đặt trong một đơn vị phân loại không phân hạng là Pleurodonta. Do các loài của họ Agamidae và Chamaeleonidae có răng mọc trên gờ ngoài của miệng (acrodont), nên chúng tạo thành đơn vị phân loại không phân hạng là Acrodonta. Theo phân loại mới thì Iguania bao gồm các họ sau:
Phát sinh chủng loàiBiểu đồ nhánh dưới đây lấy từ phân tích phát sinh chủng loài của Daza et al. (2012) (phân tích hình thái học)[6], chỉ ra mối quan hệ giữa các nhóm còn sinh tồn và các nhóm đã tuyệt chủng:
Năm 2011, Ted M. Townsend et al. đã đưa ra cây phát sinh chủng loài của Iguania[5]:
Cây phát sinh chủng loài gần đây do Pyron et al. (2013) [8] đưa ra như sau:
Tham khảoWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phân bộ Kỳ nhông.
|
Portal di Ensiklopedia Dunia