Pháo 6-inch/53-caliber

Hải pháo 6-inch/53-caliber
Tháp pháo Mark 16 nòng đôi phía trước của tàu tuần dương hạng nhẹ USS Cincinnati (CL-6).
LoạiHải pháo
Lược sử hoạt động
Phục vụ1920 - 1945
Sử dụng bởiHải quân Hoa Kỳ
TrậnThế Chiến II
Lược sử chế tạo
Các biến thể
  • Pháo Mk 12, Mk 14, Mk 15, Mk 18
  • Bệ Mk 13, Mk 16, Mk 17
Thông số
Độ dài nòngnòng 26,5 foot (8 m) (53 caliber)

Đạn pháo105 pound (48 kg)[1]
Cỡ đạn152 milimét (6 in)
Sơ tốc đầu nòng900 mét trên giây (2.950 ft/s)[1]
Tầm bắn xa nhất23.130 mét (25.295 yd)[1]

Pháo 6-inch/53-caliber là một kiểu hải pháo của Hải quân Hoa Kỳ. Chúng được lắp đặt trên một số tàu tuần dương hạng nhẹ và ba tàu ngầm vào những năm 1920.

Mô tả

Thuật ngữ hải pháo Hoa Kỳ chỉ định quả đạn pháo có đường kính 6 in (150 mm), và nòng pháo dài 53 caliber[Note 1] (6 inch x 53 = 318 inch).[2] Khẩu pháo có cấu tạo khối khóa nòng Welin với cơ cấu đóng mở Smith-Asbury, nặng khoảng 10 tấn, sử dụng bao lụa để chứa 44 lb (20 kg) thuốc súng không khói, bắn đạn pháo nặng 105 lb (48 kg) đạt được vận tốc đầu nòng 3.000 ft/s (910 m/s). Các phiên bản ban đầu có cấu trúc từ các thành phần được lắp ghép; nhưng phiên bản Mark 14 có cấu trúc nguyên khối. Tuổi thọ của nòng pháo được ước lượng khoảng 700 lượt bắn với liều thuốc phóng toàn phần.[1]

Tháp pháo ụ Mark 13

Những khẩu pháo này được trang bị như dàn pháo chính cho lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Omaha, và dự định sẽ là dàn pháo hạng hai trên các lớp tàu chiến-tuần dương Lexingtonlớp thiết giáp hạm South Dakota bị hủy bỏ. Tầm bắn tối đa của phiên bản này là 21.000 yd (19.200 m) ở góc nâng tối đa 20 độ.[1][3]

Tháp pháo Mark 16

Tháp pháo hai nòng này là một thiết kế cải tiến nhằm cải thiện tầm xa và góc bắn qua mạn trên những chiếc Omaha. Tầm bắn tối đa được tăng lên 25.300 yd (23.130 m) ở góc nâng 30 độ.[1][3]

Bệ pháo mở Mark 17

Các bệ pháo mở nòng đơn này được bố trí phía trước và phía sau tháp chỉ huy của các tàu ngầm USS Argonaut (SM-1), USS Narwhal (SS-167)USS Nautilus (SS-168). Tầm bắn tối đa của phiên bản này là 23.300 yd (21.310 m) ở góc nâng tối đa 25 độ.[1][3]

Những mẫu còn lại

Hai khẩu được tháo dỡ từ tàu ngầm Narwhal đang được bảo tồn tại Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New LondonGroton, Connecticut. Con tàu đã hiện diện tại Trân Châu Cảng vào đúng ngày 7 tháng 12 năm 1941, và các khẩu pháo này rất có thể đang ở trên tàu vào lúc xảy ra cuộc tấn công lịch sử.

Xem thêm

Vũ khí có mục đích, tính năng và thời đại tương đương

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Đối với pháo cỡ lớn, caliber được định nghĩa là tỉ lệ giữa chiều dài nòng pháo so với đường kính trong của nòng pháo

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g Campbell 1985, tr. 132-133
  2. ^ Fairfield 1921, tr. 156.
  3. ^ a b c DiGiulian, Tony (ngày 8 tháng 2 năm 2008). “USA 6"/53 (15.2 cm) Marks 12, 14, 15 and 18”. Navweaps.com. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021.

Thư mục

  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-459-4.
  • Fairfield, A.P. (1921). Naval Ordnance. The Lord Baltimore Press.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia