Pháo 37 mm M3

Pháo 37mm Gun M3
M3 trưng bày tại Fort Sam Houston, Texas.
LoạiPháo chống tăng
Pháo hỗ trợ bộ binh
Nơi chế tạoHoa Kỳ Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởiHoa Kỳ Hoa Kỳ
Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc
Trung Quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Một số quốc gia khác (số lượng nhỏ)
TrậnThế chiến 2
Chiến tranh Trung-Nhật
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1938
Nhà sản xuấtPháo: Watervliet Arsenal,
Bệ xe kéo: Rock Island Arsenal
Giai đoạn sản xuất1940–1943
Số lượng chế tạo18,702
Các biến thểM3/M5, M6
Thông số
Khối lượng415 kg
Chiều dài3,92 m
Độ dài nòngToàn bộ nòng: 2,1 m (L/56.6)
Có rãnh xoắn: 1,98 m (L/53.5)
Chiều rộng1,61 m
Chiều cao0,96 m
Kíp chiến đấu4–6

Đạn pháo37×223 mm. R
Cỡ đạn37 mm (1.45 inch)
Khóa nòngkhóa nòng dọc
Độ giậtlò xo - dầu
Góc nângtừ -10° tới +15°
Xoay nganghai bên 60° (mỗi bên 30°)
Tốc độ bắnlên tới 25 viên/phút
Sơ tốc đầu nòngcao nhất 884 m/s (2,900 ft/s)
Tầm bắn xa nhất6,9 km
Ngắm bắnống ngắm M6

Pháo 37 mm M3 là pháo chống tăng đầu tiên của Hoa Kỳ. Nó cũng được sử dụng như một pháo hỗ trợ bộ binh.

Lịch sử phát triển

Giữa những năm 1930, quân đội Hoa Kỳ cảm thấy cần phải có một loại pháo mạnh mẽ hơn loại súng máy Browning M2 0.50 in (12,7 mm) cho nhiệm vụ chống tăng. Họ đưa ra một vài mẫu thiết kế. Khi nội chiến Tây Ban Nha nổ ra, pháo 3,7 cm Pak 36 của Đức trở nên nổi tiếng, quân đội Hoa Kỳ đã quyết định bắt chước theo mẫu này[1].

Tháng 1 năm 1937, 2 khẩu pháo 3,7 cm Pak 36 của Đức được Hoa Kỳ mua để nghiên cứu. Các mẫu thiết kế lớn bị loại vì nhiều lý do, trong đó có lý do là các nước khác cũng chỉ dùng pháo 37 mm tới 40 mm (Nhật, Thụy Điển, Đức, Liên Xô, Anh,...). Mẫu M3 37 mm được chọn.

Mẫu thử nghiệm đầu tiên được đem ra thử vào cuối năm 1937. Tới ngày 15 tháng 12 năm 1937, mẫu 37 mm gun M3 được thông qua. Những khẩu pháo đầu tiên được giao hàng năm 1940.

Sản xuất

Pháo được sản xuất bởi Watervliet Arsenal. Thân xe kéo được sản xuất bởi Rock Island Arsenal. Việc sản xuất được bắt đầu từ 1940, kéo dài tới năm 1943.

Số lượng sản xuất của М3[2]
Năm 1940  1941 1942 1943 Tổng
Số lượng 340 2,252 11,812 4,298 18,702

Đặc điểm

Những binh sĩ Hoa Kỳ kéo tay một khẩu M3 vào vị trí chiến đấu. Huấn luyện tại Fort Benning, 1942.
Các binh sĩ của sư đoàn 7 di chuyển một khẩu M3 37 mm ra tiền tuyến, Kwajalein.

Khá nhỏ và nhẹ, pháo M3 37 mm có thể được di chuyển dễ dàng bằng xe kéo loại nhỏ (ví dụ dùng xe jeep 1/4 ton), hoặc kéo bằng tay. Thiết kế bánh lốp giúp cho việc kéo pháo dễ dàng hơn nhiều so với một vài kiểu bánh bằng thép.

Kính ngắm M6 được lắp bên trái nòng.

Đạn

Các loại đạn[3][4][5]
Loại
Mẫu Khối lượng (kg)
(toàn bộ / đầu đạn)
Nhồi đầu đạn
Vận tốc đầu nòng m/s (M3&M6/M5)
AP-T AP M74 Shot 1.51 / 0.87 - 884 / 870
APCBC-T APC M51 Shot 1.58 / 0.87 - 884 / 870
HE HE M63 Shell 1.42 / 0.73 TNT, 39 g 792 / 782
HE HE Mk II Shell 1.23 / 0.56 TNT, 27 g
Đạn nổ mảnh
Canister M2 1.58 / 0.88 122 viên bi thép 762 / 752
Đạn chỉ mục tiêu - vạch đường TP M51 Shot 1.54 / 0.87 -
Đạn khoan thép Drill Cartridge M13
(simulates APC M51)
1.45 / 0.87 - -
Đạn khoan thép Drill Cartridge T5
(simulates HE M63)
1.45 / 0.73 - -
Đạn không đầu đạn Blank Cartridge 10-gage with adapter M2 0.93 / - - -
Xuyên giáp, M3 hoặc M6, millimeters
loại đạn - góc chạm, yd / m 500 / 457 1,000 / 914 1,500 / 1,371 2,000 / 1,828
AP M74 Shot (0°)[6] 36
AP M74 Shot (20°)[7] 25
APC M51 Shot (0°)[6] 61
APC M51 Shot (20°)[7] 53
APC M51 Shot (30°)[3] 53 46 40 35
APC M51 Shot (30°)[3] 46 40 38 33
Một vài con số bên trên được đo tại các quốc gia khác.

Lịch sử hoạt động

Vì ra đời khá muộn (được biên chế vào năm 1940), M3 37 mm hầu như vô dụng đối với xe tăng hạng trung của quân Đức quốc xãItaly. Cho nên từ năm 1943, M3 37 mm dần được thay thế bởi pháo M1 57 mm của Anh. Tuy nhiên, nó vẫn được dùng cho tới hết chiến tranh ở mặt trận Thái Bình Dương khi đối đầu với quân Nhật (quân Nhật Bản hầu như là chỉ có tăng hạng nhẹ).

Vào nửa sau cuộc chiến, ở chiến trường châu Âu, M3 37 mm ít khi được dùng trong vai trò chống tăng nữa mà chủ yếu dùng trong vai trò pháo hỗ trợ bộ binh. Nó có thể bắn đạn HE và đạn nổ phá mảnh.

M3 37 mm được sử dụng làm pháo tăng cho xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart, tăng hạng trung M3 Lee và xe thiết giáp M8 Greyhound.

Pháo tăng

Pháo M3 37 mm cũng được lắp trên một số xe tăng. Khi đó, chỉ cần tháo bỏ bệ kéo pháo, và thay đổi một vài chi tiết nhỏ (xem hình).

  • Xe tăng hạng nhẹ M2A4.
  • Xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart, M3A1, M3A3.
  • Xe tăng hạng trung M3 Lee.
  • Xe tăng hạng nhẹ đổ bộ đường không M22 Lotus.
  • Xe tăng hạng nặng M6.
  • Xe tăng lội nước LVT(A1).
  • Xe thiết giáp M8 Greyhound.
  • Và nhiều loại tăng khác nữa.

Các nước sử dụng

Hình ảnh

Ghi chú

  1. ^ Zaloga - US Anti-tank Artillery 1941–45, p. 3–7.
  2. ^ Zaloga - US Anti-tank Artillery 1941-45, p 21.
  3. ^ a b c Hunnicutt - Stuart: A History of the American Light Tank, p 496.
  4. ^ Field Manual FM 23-81, 37-mm Gun, Tank, M6, p 45-51.
  5. ^ Technical Manual TM 1-1901, Artillery Ammunition.
  6. ^ a b Hogg - Allied Artillery of World War Two, p 149.
  7. ^ a b Chamberlain, Gander - Anti-Tank Weapons, p 47.

Liên kết ngoài

  • Photo gallery at Fightingiron.com Lưu trữ 2007-08-08 tại Wayback Machine
  • Photo gallery at SVSM.org.
  • Popular Science, April 1940, "Tanks Can Be Destroyed"
  • "Little Poison", August 1942, Popular Science
  • Anderson, Rich. “US Army in World War II; Cavalry and Infantry”. militaryhistoryonline.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  • “History of U.S. Marine Corps Operations in World War II”. HyperWar. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.
  • “The Marine Division”. WW2Gyrene. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.
  • “M3A1 37mm Antitank Gun”. WW2Gyrene. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.

Tham khảo

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia