Pentapodus emeryii

Pentapodus emeryii
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Acanthuriformes
Họ: Nemipteridae
Chi: Pentapodus
Loài:
P. emeryii
Danh pháp hai phần
Pentapodus emeryii
(Richardson, 1843)
Các đồng nghĩa
  • Mesoprion emeryii Richardson, 1843
  • Heterognathodon nemurus Bleeker, 1853

Pentapodus emeryii là một loài cá biển thuộc chi Pentapodus trong họ Cá lượng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1843.

Từ nguyên

Từ định danh emeryii được đặt theo tên của James Barker Emery, họa sĩ và là Đệ nhất Trung úy trên tàu Beagle trong cuộc khảo sát bờ biển Úc năm 1837–1841. Bên cạnh đó, ông còn là nhà tự nhiên học nghiệp dư, là người đã vẽ minh họa cho nhiều loài, bao gồm cả loài này.[2]

Phân bố và môi trường sống

P. emeryii có phân bố tập trung ở khu vực Tam giác San Hô (trừ quần đảo Solomon), giới hạn phía nam đến bờ bắc Tây Úc, phía tây đến đảo JavaBorneo.[1] Ở Việt Nam, P. emeryii được ghi nhận tại cù lao Câu[3] và một số ám tiêu ngoài khơi Bình Thuận.[4]

P. emeryii sống trong đầm phá và trên rạn viền bờ ở độ sâu đến 35 m.[5]

Mô tả

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở P. emeryii là 35 cm,[5] nhưng thường thấy ở khoảng 18 cm.[6] Nửa thân trên sẫm màu xanh lam, nửa dưới trắng. Một sọc vàng tươi dọc hai bên lườn, từ chóp mõm băng qua mắt kéo dài đến giữa vây đuôi, sọc vàng tương tự mảnh hơn từ sau mắt ngược lên lưng. Vây đuôi lõm, hai thùy dài có màu xanh tím. Cá con có thân xanh thẫm, các sọc vàng dày hơn.

Số gai vây lưng: 10; Số tia vây lưng: 9; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây hậu môn: 7; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 5.[5]

Sinh thái

Cá con

P. emeryii ăn các loài thủy sinh không xương sống như giáp xác, ngành Sá sùng, sao biển đuôi rắn và cá nhỏ hơn.[6] Chúng thường sống thành từng nhóm nhỏ.[1]

Sử dụng

P. emeryii chủ yếu được đánh bắt thủ công, được bán với số lượng nhỏ tại các chợ cá địa phương.[6]

Tham khảo

  1. ^ a b c Collen, B.; Richman, N.; Beresford, A.; Chenery, A. & Ram, M. (2017) [2010]. Pentapodus emeryii. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T155300A115297624. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T155300A4769955.en. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2025.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Tetraodontiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. ISSN 1859-3097.
  5. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Pentapodus emeryii trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b c Barry C. Russell (2001). “Nemipteridae”. Trong Kent E. Carpenter; Volker H. Niem (biên tập). The Living Marine Resources of the Western Central Pacific Volume 5: Bony fishes part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO. tr. 3084. ISBN 92-5-104587-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia