Osmi(VIII) oxide, còn được gọi với cái tên osmi tetroxide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là osmi và oxy có công thức hóa họcOsO4. Hợp chất này đáng chú ý vì nhiều công dụng của nó, mặc dù độc tính của nó gây nguy hiểm và sự hiếm có của nguyên tố osmi. Nó cũng có một số tính chất thú vị, một trong số đó, hợp chất này tuy là chất rắn, nhưng rất dễ bay hơi. Hợp chất không màu, nhưng hầu hết các mẫu vật đều có màu vàng.[3] Điều này rất có thể do sự hiện diện của tạp chất OsO2, chất có màu nâu vàng.[4]
Điều chế
Osmi(VIII) oxide có thể được hình thành một cách từ từ khi cho osmi tác dụng với oxy. Nếu sử dụng một lượng lớn chất rắn, cần nhiệt độ đến 400 °C (752 °F; 673 K).[5]
Tính chất
Osmi(VIII) oxit tạo thành các tinh thể đơn nghiêng.[6][7] Nó có mùi chlor đặc trưng. OsO4 dễ bay hơi: nó thăng hoa ở nhiệt độ phòng. Nó hòa tan trong nhiều loại dung môi hữu cơ, hòa tan vừa phải trong nước, với phản ứng thuận nghịch để tạo thành axit hyperosmic (xem bên dưới).[8] Osmi(VIII) oxide "tinh khiết" có thể không màu;[9] có ý kiến cho rằng màu vàng của nó là do tạp chất osmi(IV) oxide (OsO2).[10] Phân tử osmi(VIII) oxide có dạng tứ diện và do đó không phân cực. Tính không phân cực này giúp OsO4 xuyên qua màng tế bào tích điện.
Phản ứng
Osmi(VIII) oxide tan được trong nước, kèm phản ứng tạo acid hyperosmic. Dung dịch này được coi là không màu (hầu như không có màu vàng đặc trưng).[11]
OsO4 + H2O → H2OsO5
Các ion hyperosmat, OsO52− và bihyperosmat, HOsO5− có màu vàng cam.[12] Thực tế, công thức H2OsO5 chỉ là công thức đơn giản cho hợp chất này. Thành phần chính xác của dung dịch “acid hyperosmic” nói trên vẫn chưa được biết, do đó công thức của “acid hyperosmic” có thể được biểu diễn dưới dạng H2nOsO4 + n.[11]
Nguy hại
OsO4 rất độc, thậm chí được phân vào loại hợp chất có mức phơi nhiễm thấp, và phải được xử lý với các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Cụ thể, hít ở nồng độ thấp, thấp hơn khả năng nhận biết mùi của người, chất này đã có thể dẫn đến phù phổi và tử vong sau đó. Các triệu chứng đáng chú ý nếu bị phơi nhiễm có thể mất vài giờ để xuất hiện sau khi nhiễm độc.
OsO4 cũng làm đục giác mạc của người, có thể dẫn đến mù mắt nếu không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn thích hợp. Giới hạn tiếp xúc cho phép đối với osmi(VIII) oxide (trung bình khoảng 8 giờ) là 200 μg/m³.[7]
Hợp chất khác
OsO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như OsO4·NH3 là chất rắn màu cam.[13]
^Cotton and Wilkinson, Advanced Inorganic Chemistry, tr. 1002.
^Housecroft, C. E.; Sharpe, A. G. (2004). Inorganic Chemistry (ấn bản thứ 2). Prentice Hall. tr. 671–673, 710. ISBN978-0130399137.
^ abKrebs, B.; Hasse, K. D. (1976). “Refinements of the Crystal Structures of KTcO4, KReO4 and OsO4. The Bond Lengths in Tetrahedral Oxo-Anions and Oxides of d0 Transition Metals”. Acta Crystallographica B. 32 (5): 1334–1337. doi:10.1107/S056774087600530X.
^ ab“Osmium tetroxide (as Os)”. Documentation for Immediately Dangerous to Life or Health Concentrations (IDLHs). Centers for Disease Control. 2 tháng 11 năm 2018.