Nick Út
Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1951) là người Mỹ gốc Việt. Ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press, người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc (thường được biết như "Vietnam Napalm Girl" - cô gái Việt Nam bị napalm) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh, bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer và ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn [1]. Tiểu sửÔng sinh tại Long An, ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press (AP) từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam, bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam. Khi ông làm việc tại các văn phòng AP ở Tokyo, Hàn Quốc, Hà Nội vẫn liên lạc với Kim Phúc, hiện cư trú tại Canada. Ông hiện làm việc tại trụ sở của AP ở Los Angeles, California. Nick Út đã nhập quốc tịch Mỹ. Liên quan tới tổng thống NixonTheo bản ghi âm của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon với tổng bộ tham mưu, H. R. Haldeman, thì cho thấy rằng Nixon nghi ngờ về sự chân thật của tấm hình và cho rằng có thể tấm hình đã được sửa trước đó.[2] Sau khi bản ghi âm được công bố thì Út có lời bình luận về nó:
Gia đình và sự nghiệp sau nàyÚt hiện giờ là công dân Hoa Kỳ và có một gia đình với hai đứa con. Ông sống ở Los Angeles và vẫn còn là một nhiếp ảnh gia của AP. Những tấm hình của ông chụp Paris Hilton ngồi khóc ở ghế sau xe của một cảnh sát Los Angeles ngày 8 tháng 6 năm 2007, đã được công bố trên toàn thế giới. Út chụp hình của Hilton cùng với Karl Larsen. Mỗi người chụp một tấm; Út được khen thưởng cho tấm hình Hilton nổi tiếng nhưng tấm hình đó là do Larsen chụp.[4] Triển lãm ảnh nghệ thuật ở Việt NamSau 32 năm xa cách quê hương Nick Út dự định triển lãm ảnh tại Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (122 Sương Nguyệt Ánh, Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 1 tháng 6 năm 2007, với chủ đề" Hai phương trời, Một hướng nhìn" cùng với nhiếp ảnh gia Huỳnh Ngọc Dân đã bị Đồng Đức Thành - Phó chủ tịch thường trực Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định "tạm hoãn", ngày 3 tháng 6 Nick Út đã phải bỏ, trở về Mỹ.[5][6][7] Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia