Nguyễn Văn Tàu

Nguyễn Văn Tàu
Biệt danhTư Cang
Sinh30 tháng 10, 1928 (96 tuổi)
Vũng Tàu, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19451980
Cấp bậc
Đơn vịCụm trưởng cụm tình báo H63
Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch Mậu Thân 1968
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Tặng thưởngAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Nguyễn Văn Tàu (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1928), biệt danh Tư Cang, là một Đại tá tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên cụm trưởng cụm tình báo quân sự H63 hoạt động trong Chiến tranh Việt NamPhạm Xuân Ẩn là điệp viên chính.

Tiểu sử và sự nghiệp

Nguyễn Văn Tàu sinh ngày 30 tháng 10 năm 1928 tại Vũng Tàu.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, trong phong trào Thanh niên tiền phong.

Trong giai đoạn 1947–1954, ông là chiến sĩ quân báo của Việt Minh ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, đổi tên là Trần Văn Quang và làm trung đội trưởng trinh sát kiêm chính trị viên đại đội đặc công, Sư đoàn 338.

Tư Cang đã hòa giải với điệp viên Sài Gòn tức Phạm Xuân Ẩn, để khảo sát các mục tiêu cho các cuộc tấn công Tết Nguyên đán năm 1968.

Năm 1961, ông quay lại hoạt động tại chiến trường miền Nam. Đầu năm 1961, cụm tình báo quân sự A18 (tiền thân của cụm H.63) ra đời, đóng tại căn cứ Bời Lời (Tây Ninh). Tất cả để phục vụ điệp viên nổi tiếng Hai Trung. Đằng sau những tin tức, tài liệu chuyển về của Hai Trung, là cả hệ thống phục vụ, cả trong nội đô và ngoài căn cứ. Thời kỳ đầu, H.63 là bộ phận địch tình của thành ủy Sài Gòn. Khi Hai Trung (X6, Phạm Xuân Ẩn) từ Mỹ trở về, hoạt động giữa Sài Gòn với tư cách phóng viên báo nước ngoài, ông Mười Nho (Xuân Mạnh, Nguyễn Nho Quý – cán bộ Cục Tình báo) là người trực tiếp chỉ đạo. Năm 1962, ông Mười Nho bị bệnh, không thể chỉ huy H.63. Cả mạng lưới với một điệp viên đã nằm sâu trong lòng địch như Hai Trung, cần một chỉ huy giỏi và mưu trí. Tư Cang là người được ông Ba Trần, Thủ trưởng Phòng tình báo miền lúc bấy giờ lựa chọn. Tháng 5/1962, Tư Cang chính thức được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm H.63. Sau chiến tranh, "bộ máy" H.63 đã 2 lần trở thành anh hùng (với những điệp viên tiêu biểu: Tư Cang, Hai Trung, Tám Thảo, Mười Nho, Nguyễn Thị Ba...).

Sau ông là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, đơn vị tấn công cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975 , ông được nhận nhiệm vụ chỉ điểm những vị trí đóng quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở trong thành phố Sài Gòn cho quân đoàn 3 , phòng trường hợp chính quyền Dương Văn Minh không đầu hàng quân giải phóng thì sẽ pháo kích , đánh chiếm từng đường phố trong thành phố.

Năm 2005, ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.là một trong những cụm trưởng cụm tình báo tiêu biểu và đặc biệt xuất sắc.


Câu nói

Tham khảo