Trần Tấn Mới


Trần Tấn Mới
Sinh1920
Duy Xuyên, Quảng Nam
Mất1990 (69–70 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945 – ?
Cấp bậc
Đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam
Tổng cục Tình báo
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Tặng thưởngHuân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Trần Tấn Mới (1920 – 1990) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hàm Thượng úy của lực lượng Tình báo Quốc phòng. Ông từng là đội trưởng Đội giao thông đường biển 128, cán bộ thuộc Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu.[1]

Tiểu sử

Trần Tấn Mới sinh năm 1920 tại xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.[2] Tháng 10 năm 1945, ông tham gia Vệ quốc đoàn, làm nhiệm vụ chuyên chở vũ khí, tài liệu cho Liên khu 5, đến năm 1949 thì bị thương nên phải xuất ngũ. Về quê, ông vẫn tích cực tham gia hoạt động du kích. Năm 1954, ông được cấp ủy địa phương giao nhiệm vụ chở cán bộ theo đường biển từ Hội An vào cảng Quy Nhơn để từ đây tập kết ra Bắc. Đầu năm 1956, khi tổ chức bị quân địch phát hiện, Thị ủy Hội An quyết định cử ông dùng thuyền chở cán bộ vượt tuyến ra miền Bắc.[3]

Vào thập niên 1950, ngành tình báo quyết định tổ chức lực lượng giao thông thủy gồm nhiều tổ thuyền, đến năm 1956, 2 tổ thuyền đầu tiên được thành lập lấy tên là Thống Nhất và Trung Hòa. Đây cũng là thời gian Đội thuyền 128 được thành lập.[4] Từ những năm 1965 đến 1973, Trần Tấn Mới cùng đội đã làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ ra, vào hoạt động tại vùng địch và thu thập tin tức, giấy tờ, tài liệu.[5] Ông đã 35 lần đưa cán bộ vào hoạt động trong vùng địch an toàn. Trần Tấn Mới đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất và 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 bằng khen và giấy khen. Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Trần Tấn Mới được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[6] Trước đó, vào ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đội giao thông tình báo trên biển 128 cũng đã được phong tặng danh hiệu này.[7]

Khen thưởng

Chú thích

  1. ^ Vũ Sáng (18 tháng 11 năm 2010). “Ông Hưng ở "Đội thủy văn". Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng - Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ Báo Quân đội nhân dân (12 tháng 4 năm 2015). “Thuyền trưởng Trần Tấn Mới, "cá kình Biển Đông". Báo Bình Phước. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ Thanh Xuân, Nguyễn Hương (12 tháng 4 năm 2014). “Thuyền trưởng Trần Tấn Mới, "cá kình Biển Đông". Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Hoàng Trường Giang (4 tháng 12 năm 2015). “Những người tiên phong thầm lặng”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ Nguyễn Trung Thành - V.Hà (23 tháng 12 năm 2015). “Bí mật ít biết về một đội thuyền tình báo anh hùng”. Báo Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ Hà Phương (29 tháng 9 năm 2011). “Đội thuyền 128 – Đường dây tình báo trên biển”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2024.
  7. ^ Hà Phương (4 tháng 12 năm 2015). “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển - 6”. Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2024.

Tham khảo