Người đi xuyên tường
Người đi xuyên tường là một trò chơi truyền hình về vận động thể thao do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với công ty Vietba Media sản xuất, được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 26 tháng 12 năm 2014 đến ngày 9 tháng 1 năm 2020. Chương trình được thực hiện theo bản quyền của trò chơi Nookabe (tiếng Anh: Brain Wall) của Nhật Bản,[1] chương trình sau đó được phân phối ra toàn thế giới với tên gọi Hole in the Wall. Những người chơi trong chương trình sẽ phải thể hiện sự dẻo dai, khéo léo của bản thân cùng khả năng ứng biến linh hoạt để lọt qua các bức tường với những hình dáng khác nhau.[2] Bên cạnh phiên bản người lớn, một phiên bản dành cho trẻ em với tên gọi Người đi xuyên tường nhí được lên sóng năm 2017, cũng do chính Vietba Media hợp tác sản xuất với Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chi Minh. Đình Toàn và Ốc Thanh Vân là hai người dẫn chương trình của phiên bản này. Luật chơiCuộc chơi diễn ra giữa hai đội, được gọi là màu đỏ và màu xanh. Người chơi sẽ tự lập đội gồm 3 thành viên trước khi bước vào cuộc chơi. Cách duy nhất để chiến thắng trò chơi này là phải vượt qua tất cả 5 vòng thi và giành giải thưởng cao nhất. Trong mỗi vòng, người chơi phải tìm mọi cách để tạo dáng, uốn nắn cơ thể của mình thành các hình dáng ứng với lỗ hổng trên một bức tường xốp đang di chuyển về phía người chơi, sao cho có thể chui vừa lỗ hổng đó. Nếu không, người chơi sẽ bị bức tường đẩy xuống hồ bơi.[2] Dưới đây là luật chơi của từng vòng. 2 mùa đầu và phiên bản Nhí
Kết thúc bốn vòng thi, đội cao điểm hơn sẽ được vào vòng đặc biệt, đội còn lại sẽ bị loại và được nhận 5 triệu đồng. Nếu cả hai đội hòa nhau, đội chiến thắng bức tường phụ (không tính điểm) sẽ lọt vào vòng đặc biệt.
Riêng mùa thứ 2, các bức tường sẽ được xáo trộn một cách ngẫu nhiên để tăng thêm độ khó của trò chơi. Ngoài ra, đội thua có thể đặt cược số tiền thưởng vào số tiền của đội thắng, tiền thưởng sẽ tự động tăng thêm nếu đội thắng vượt qua bức tường cuối cùng thành công.[3] Mùa 4 và 5
Cơ cấu giải thưởng
Đối tượng tham giaNgười tham gia chương trình phải có độ tuổi từ 16 trở lên. Về sau, đối tượng tham gia không hạn chế. Phát sóng
Tạm ngừng phát sóngTrong suốt thời gian phát sóng, chương trình đã có một số lần phải tạm ngừng phát sóng theo kế hoạch do trùng với các sự kiện đặc biệt và phát sóng trở lại vào 1 tuần sau đó. Cụ thể:
Người dẫn chương trình
Đón nhậnNgay từ những số đầu tiên, Người đi xuyên tường nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả thuộc mọi đối tượng và mọi lứa tuổi.[6] Trong bối cảnh truyền hình thiếu đi những trò chơi vận động trên truyền hình kể từ sau thành công của Trò chơi liên tỉnh, sự xuất hiện của Người đi xuyên tường đã thu hút nhiều khán giả theo dõi vào các buổi tối cuối tuần.[3] Không yêu cầu thí sinh tham gia phải có bất kỳ năng khiếu nghệ thuật hay tài lẻ nào, điểm đặc biệt của trò chơi nằm ở các bức tường với những tư thế độc đáo cùng những màn vượt chướng ngại vật, té nước,.., đòi hỏi người chơi phải tận dụng khả năng vận động linh hoạt và sự sáng tạo không ngừng để vượt qua các thử thách.[7] Những yếu tố đó giúp cho khán giả có được những tiếng cười sảng khoái cùng giây phút thư giãn với các đội chơi. Sự nở rộ của các trò chơi truyền hình gần đây dẫn đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khán giả; tuy nhiên, bằng những sự đổi mới linh hoạt trong cách thể hiện dựa trên định dạng đã có sẵn qua các mùa tiếp sau, chương trình vẫn giữ được lượng khán giả theo dõi ổn định. Nhà tài trợ
Xem thêmChú thíchGhi chú
Tham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia