Xã Nam Dương có diện tích 30,06 km², dân số năm 2023 là 10.120 người,[2] mật độ dân số đạt 336 người/km².
Lịch sử
Đầu năm 1955, chia xã Trù Hựu thành 5 xã: Mỹ An, Nghĩa Hồ, Phượng Sơn, Trù Hựu A, Trù Hựu B.
Ngày 21 tháng 1 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 24-TTg[4] về việc chia 2 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn thành 3 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Khi đó, xã Trù Hựu B thuộc huyện Lục Ngạn.[5]
Ngày 14 tháng 6 năm 1958, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 202-NV[1] về việc đổi tên xã Trù Hựu B thành xã Nam Dương.[6][2]
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc thành lập tỉnh Hà Bắc trên cơ sở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Nam Dương thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc chia tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Trù Hựu thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Ngày 5 tháng 6 năm 2013, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 567/QĐ-BXD[9] về việc công nhận thị trấn Chũ mở rộng (bao gồm thị trấn Chũ, xã Nghĩa Hồ và một phần các xã: Quý Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu, Nam Dương) là đô thị loại IV.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bắc Giang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[10] Theo đó, chuyển xã Nam Dương thuộc huyện Lục Ngạn về thị xã Chũ mới thành lập quản lý.
Chú thích
^ abNghị định số 202-NV về việc đổi tên một số xã thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
^Nghị định số 24-TTg về việc điều chỉnh địa giới giữa huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang và huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương và các huyện Lạng Giang, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang và chia hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn thành ba huyện đặt tên là huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang.
^Địa chí Bắc Giang: Địa lý và kinh tế(PDF). Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2006. tr. 96.
^Địa chí Bắc Giang: Địa lý và kinh tế(PDF). Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2006. tr. 99, 100.