Nabih Berri

Nabih Berri
نبيه بري
Chủ tịch Nghị viện Liban
Nhiệm kỳ
20 tháng 10 năm 1992 –
32 năm, 94 ngày
Tổng thốngElias Hrawi
Émile Lahoud
Michel Sleiman
Michel Aoun
Tiền nhiệmHussein el-Husseini
Thông tin cá nhân
Sinh28 tháng 1, 1938 (86 tuổi)
Bo, Sierra Leone
Quốc tịchLiban
Đảng chính trịPhong trào Amal
Phối ngẫuRanda Berri
Website[1]

Nabih Berri (tiếng Ả Rập: نبيه بري; sinh 28 tháng 1 năm 1938[1]) là một chính trị gia người Liban theo đạo Hồi giáo Shia và là chủ tịch của Nghị viện Liban từ năm 1992 đến nay. Ông còn là người đứng đầu Phong trào Amal.[2][3][4]

Thiếu thời và giáo dục

Ông sinh ra ở Bo, Sierra Leone ngày 28 tháng 1 năm 1938, có bố mẹ là người Liban theo đạo Hồi giáo Shi'a.[1]

Ông đã đi học ở TebnineAin Ebel, miền Nam Liban, sau đó học bổ túc tại các trường ở Bint Jebeil và Jaafariya và sau đó học tại MakassedÉcole de la SagesseBeirut. Ông tốt nghiệp cử nhân luật tại Đại học Liban năm 1963, nơi ông làm chủ tịch hội sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành luật sư tại tòa án phúc thẩm.[4][5]

Sự nghiệp chính trị sớm

Năm 1963, ông được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Liban,[6] và tham gia các hội nghị sinh viên và chính trị. Trong thời gian đầu sự nghiệp, ông là luật sư ở tòa án phúc thẩm. Vào những năm 1970, Berri làm việc ở Beirut với vai trò là luật sư của một số công ty.

Năm 1980, Berri được bầu làm lãnh đạo của Phong trào Amal,[7] và dẫn đầu cuộc kháng chiến chống Israel, đặc biệt là ở phía Nam Liban và cuộc chiến nổi tiếng nhất là trận Khalde năm 1982.

Ông là một người chủ chốt cho cuộc Intifada vào ngày 6 tháng 2 năm 1984 cùng với đồng minh của ông là Walid Jumblatt, lãnh đạo Đảng Xã hội Tiến bộ chống lại chính phủ của Amine Gemayel.[8][9]

Berri cũng tham gia vào chính phủ thống nhất quốc gia với cương vị Bộ trưởng Nhà nước về Nam Liban và Tái thiết dưới thời thủ tướng Rashid Karami vào tháng 5 năm 1984.[10] Ông cũng từng là Bộ trưởng Nhà ở.

Sự nghiệp chính trị sau đó

Berri từng là bộ trưởng nội các từ năm 1984 đến năm 1992:[11]

  • Từ ngày 30 tháng 4 năm 1984 đến ngày 22 tháng 9 năm 1988: Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong chính phủ Rashid Karami.[12]
  • Ngày 25 tháng 11 năm 1989 đến ngày 24 tháng 12 năm 1990: Bộ trưởng Bộ Thủy lợi & Nguồn điện trong chính phủ Selim Hoss.
  • Từ 25 tháng 11 năm 1989 đến ngày 24 tháng 12 năm 1990: Bộ trưởng Bộ Nhà ở trong chính phủ Selim Hoss.
  • Từ 16 tháng 5 năm 1992 đến ngày 31 tháng 10 năm 1992: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ của Rachid Solh.[12]

Do sự ủng hộ mạnh mẽ Syria và mối quan hệ gần gũi với các quan chức Syria ở Liban, ông được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trong chính phủ Liban sau Hiệp định Taif.[13]

Berri đứng đầu liên minh "Giải phóng" trong bầu cử nghị viện năm 1992. Ông cũng đứng đầu liên minh "Giải phóng và Phát triển" trong bầu cử nghị viện 1996. Từ năm 1992, ông là chủ tịch khối Giải phóng và Phát triển trong Nghị viện.[14]

Berri đứng đầu liên minh "Kháng chiến và Phát triển" trong cuộc bầu cử nghị viện 2000. Ông cũng đứng đầu liên minh "Giải phóng và Phát triển" trong bầu cử nghị viện 2005 và 2009.

Berri là mục tiêu ám sát số một cho các nhóm khủng bố do sự hậu thuẫn của quân đội Lebanon và hỗ trợ đối thoại giữa tất cả các giáo phái.[15]

Nabih Berri vẫn là một người cực lực ủng hộ cho các đối thoại giữa đảng, tôn giáo và giáo phái ở Liban. Trong cuộc đối thoại quốc gia tháng 4 năm 2017, Nabih Berri nhấn mạnh rằng "chia sẻ quyền lực giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo ở Liban sẽ không thay đổi dưới bất kỳ hoàn cảnh nào", ông cũng nêu rằng ông nhân danh cho người Sunni, người Shiitte, và người Druze.[16][17]

Ông được bầu làm Chủ tịch Nghị viện Liban lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 10 năm 1992 với được 105 trong tổng số 124 phiếu bầu.[18] Ông tái đắc cử vào ngày 22 tháng 10 năm 1996 (122 trong 126 phiếu bầu). Ông cũng được bầu thêm ba lần nữa vào ngày 17 tháng 10 năm 2000 (124 phiếu trong số 126 phiếu), ngày 28 tháng 6 năm 2005 (90 phiếu trong số 126 phiếu)[19] và vào ngày 25 tháng 6 năm 2009 (90 phiếu trong số 127 Phiếu bầu).[11]

Từ năm 1999, ông đã làm chủ tịch Uỷ ban Nghị viện Ả Rập phụ trách việc tiết lộ những tội ác của Israel đối với thường dân Ả Rập. Ngày 3 tháng 6 năm 2003, ông được bầu làm Chủ tịch Nghị viện Ả Rập vào ngày 1 tháng 4 năm 2004 trong nhiệm kỷ gian hai năm.[4]

Vào ngày 9 tháng 3 năm 2004, Nabih Berri được bầu làm Chủ tịch Liên minh Nghị viện các nước thành viên OIC tại Dakar-Senegal cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2006.[4][20]

Trong năm 2013 và 2014, ông đã hỗ trợ UCC, giáo viên, nhân viên công chức và lực lượng vũ trang ở Liban trong cuộc đấu tranh để tăng lương của họ và đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính trị nhằm nỗ lực đạt được mục tiêu của mình.[21]

Từ năm 1993, ông đã làm chủ tịch Liên minh Nghị sĩ gốc Liban, bao gồm 156 thành viên quốc hội và thượng nghị sĩ đến từ 19 quốc gia.[4][22]

Cuộc sống cá nhân

Nabih Berri kết hôn với Randa Assi Berri.[23]

Tham khảo

  1. ^ a b “Nabih Berri”. Wars of Lebanon. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ Fandy, Mamoun (2007). (Un)civil war of words: media and politics in the Arab world. Greenwood Publishing Group. tr. 75. ISBN 978-0-275-99393-1. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011.
  3. ^ Nir, Omri (ngày 15 tháng 2 năm 2011). Nabih Berri and Lebanese Politics. Palgrave Macmillan. ISBN 978-0-230-10535-5. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ a b c d e “Nabih Berry Biography” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ official website of the Lebanese parliament. Country-data.com. Truy cập 5 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Nabih Mustafa Berri biography Lưu trữ 2015-04-11 tại Wayback Machine. Whichcame1st.com. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ Amal. Countrystudies.us. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ “AUB: The Lebanese Civil War and the Taif Agreement”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ official website of the Lebanese parliament Lưu trữ 2014-05-03 tại Wayback Machine
  10. ^ Owen, Roger (tháng 10 năm 1984). “The Lebanese Crisis: Fragmentation or Reconciliation?”. Third World Quarterly. 6 (4): 934–949. doi:10.1080/01436598408419807. JSTOR 3991803.
  11. ^ a b “Lebanese Parliament official website” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2017.
  12. ^ a b “Minister of justice”. FamousWhy.
  13. ^ Haddad, Simon (tháng 4 năm 2002). “Cultural diversity and sectarian attitudes in postwar Lebanon” (PDF). Journal of Ethnic and Migration Studies. 28 (2): 291–306. doi:10.1080/13691830220124341. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  14. ^ Official Lebanese parliament website Lưu trữ 2014-05-03 tại Wayback Machine. (PDF). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014.
  15. ^ New York Times
  16. ^ Kechichian, Joseph A. (ngày 6 tháng 5 năm 2014). “No change in power-sharing formula in Lebanon”.
  17. ^ Leaders praise Sleiman at final Dialogue session. Dailystar.com.lb. ngày 6 tháng 5 năm 2014.
  18. ^ “Nabih Berri Facts”. YourDictionary, Under Syria's Influence part.
  19. ^ Mallat, Chibli. Lebanon's Cedar Revolution An essay on non-violence and justice (PDF). Mallat. tr. 122. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2012.
  20. ^ OIC official website Lưu trữ 2015-09-10 tại Wayback Machine
  21. ^ “Differences linger over salary scale ordeal”. The Daily Star Newspaper - Lebanon. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  22. ^ the daily star. the daily star (ngày 21 tháng 4 năm 1998). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014.
  23. ^ Gambill, Gary C.; Ziad K. Abdelnour (tháng 7 năm 2001). “Dossier: Rafiq Hariri”. Middle East Intelligence Bulletin. 3 (7). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.

Bản mẫu:Chủ tịch Nghị viện Liban

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia