NGC 6752

NGC 6752
NGC 6752 được chụp bởi kính viễn vọng Hubble
Ghi công: NASA/STScI/WikiSky
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổVI[1]
Chòm saoKhổng Tước
Xích kinh19h 10m 52.11s[2]
Xích vĩ–59° 59′ 04.4″[2]
Khoảng cách13.000 ly (4.000 pc)[3]
Cấp sao biểu kiến (V)5.4 [4]
Kích thước (V)20.4′
Đặc trưng vật lý
Khối lượng14×105[5] M
VHB13.7
Độ kim loại = –1.24[6] dex
Tuổi dự kiến11.78 Gyr[6]
Tên gọi khácCaldwell 93
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

NGC 6752 (hay còn được biết đến với tên gọi là Caldwell 93) là tên của một cụm sao cầu nằm trong chòm sao Khổng Tước[7]. Nó là thiên thể sáng nhất trên bầu trời, sau Omega Centauri47 Tucanae[8]. Tại bắc bán cầu cụm sao này được nhìn thấy rõ nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10.[9]

NGC 6752 được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Scotland James Dunlop vào ngày 30 tháng 6 năm 1826. Ông đã mô tả nó là một tinh vân sáng có hình dáng bất thường mà khi phân tích thì nó trở thành một cụm sao có nhiều ngôi sao thành viên với mật độ các ngôi sao dày đặc ở chính giữa. Khoảng cách của nó với chúng là 13000 năm ánh sáng, tức là nó là một trong những cụm sao cầu gần nhất Trái Đất. Nó cách tâm Ngân Hà 17000 năm ánh sáng[7] và tuổi của nó được ước tính là 11,78 tỉ năm.[6] Nó có rất nhiều hệ sao đôi. Trang web của NASA, "Astronomy Picture of the Day" ghi chú là nó có đến hơn 100000 ngôi sao nằm trong cụm sao cầu có đường kính 100 năm ánh sáng.[8]

Cấp sao biểu kiến của nó là 5,4, nên nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường[7]. Nhưng điều này cũng dựa vào điều kiện thời tiết cũng như sự ô nhiễm ánh sáng[9].

Dữ liệu hiện tại

Theo như quan sát, đây là cụm sao nằm trong chòm sao Khổng Tước và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 19h 10m 52.11s[2]

Độ nghiêng –59° 59′ 04.4″[2]

Cấp sao biểu kiến 5.4 [4]

Kích thước biểu kiến 20.4′

Tham khảo

  1. ^ Shapley, Harlow; Sawyer, Helen B. (tháng 8 năm 1927), “A Classification of Globular Clusters”, Harvard College Observatory Bulletin, 849 (849): 11–14, Bibcode:1927BHarO.849...11S.
  2. ^ a b c d Goldsbury, Ryan; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010), “The ACS Survey of Galactic Globular Clusters. X. New Determinations of Centers for 65 Clusters”, The Astronomical Journal, 140 (6): 1830–1837, arXiv:1008.2755, Bibcode:2010AJ....140.1830G, doi:10.1088/0004-6256/140/6/1830.
  3. ^ Boyles, J.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2011), “Young Radio Pulsars in Galactic Globular Clusters”, The Astrophysical Journal, 742 (1): 51, arXiv:1108.4402, Bibcode:2011ApJ...742...51B, doi:10.1088/0004-637X/742/1/51.
  4. ^ a b “NGC 6752”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.
  5. ^ Marks, Michael; Kroupa, Pavel (tháng 8 năm 2010), “Initial conditions for globular clusters and assembly of the old globular cluster population of the Milky Way”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 406 (3): 2000–2012, arXiv:1004.2255, Bibcode:2010MNRAS.406.2000M, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16813.x. Mass is from MPD on Table 1.
  6. ^ a b c Forbes, Duncan A.; Bridges, Terry (tháng 5 năm 2010), “Accreted versus in situ Milky Way globular clusters”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 404 (3): 1203–1214, arXiv:1001.4289, Bibcode:2010MNRAS.404.1203F, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16373.x.
  7. ^ a b c O'Meara, Stephen James (2013). Deep-Sky Companions: Southern Gems. Cambridge University Press. tr. 410–12. Bibcode:2013dcsg.book.....O. ISBN 978-1-107-01501-2.
  8. ^ a b Nemiroff, R.; Bonnell, J. biên tập (ngày 5 tháng 7 năm 2013). há.html “Globular Star Cluster NGC 6752” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Astronomy Picture of the Day. NASA. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ a b Mobberley, Martin (1999). The Caldwell Objects And How to Observe Them. Springer. tr. 194–95. ISBN 978-1-4419-0326-6.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia