Mua hàng tích trữ là hiện tượng người tiêu dùng mua một lượng lớn sản phẩm bất thường khi nhận thấy một thảm họa xảy ra trước mắt, hoặc dự đoán về đợt tăng giá lớn hoặc thiếu sản phẩm trầm trọng.
Khi nguy cơ thiếu hụt là có thực hay nhận thức được, mua hàng tích trữ sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trên thị trường. Kịch bản nhận thức được nguy cơ thiếu hàng hóa nhưng vẫn mua tích trữ chính là một ví dụ về lời tiên tri tự hoàn thành.[3]
Ví dụ
Mua hàng tích trữ xảy ra trước, trong hoặc sau khi các sự kiện sau đây xảy ra:
Đại dịch cúm toàn cầu năm 1919–1920 ("cúm Tây Ban Nha") – đã dẫn đến mua tích trữ quinine, phương thuốc trị cúm và triệu chứng của nó từ nhà hóa học và bác sĩ phẫu thuật.[6] Giá của thuốc bôi mỡ Vicks VapoRub tăng từ 900.000 $ lên 2,9 triệu $ chỉ trong vòng một năm.[7]
Tháng 9 năm 2013 trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela, chính phủ Venezuela đã tạm thời tiếp quản nhà máy sản xuất giấy vệ sinh của Công ty sản xuất giấy Aragua để quản lý việc "sản xuất, tiếp thị và phân phối" giấy vệ sinh sau nhiều tháng bị cạn kiệt hàng hóa cơ bản như giấy vệ sinh, gạo và dầu ăn.[23]
Dakazo - Trong bối cảnh giảm tỷ lệ ủng hộ trước cuộc bầu cử Venezuela năm 2013, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố quân đội chiếm đóng các cửa hàng vào ngày 8 tháng 11 năm 2013, ra lệnh "Không để lại gì trên kệ hàng!" [24] Lệnh giảm giá các mặt hàng bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng đã gây ra tình trạng cướp bóc ở nhiều thành phố trên khắp Venezuela.[25] Đến cuối thời kỳ Dakazo, nhiều cửa hàng ở Venezuela bỏ trống kệ hàng cho đến tháng 11 năm 2014.
Đại dịch COVID-19 - Mua đồ tích trữ xảy ra nhiều nơi trên toàn thế giới vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020, khi các cửa hàng trên khắp thế giới cạn kiệt các mặt hàng như khẩu trang, thực phẩm, nước đóng chai, giấy vệ sinh (hạn chế),[26] cồn sát khuẩn, khăn ướt kháng khuẩn và thuốc giảm đau.[27] Do đó, nhiều nhà bán lẻ đã phân phối việc bán các mặt hàng này.[28] Các nhà bán lẻ trực tuyến eBay và Amazon đã đăng lên trang bán hàng các mặt hàng do các bên thứ ba cung cấp như giấy vệ sinh,[29] khẩu trang, nước rửa tay và khăn ướt kháng khuẩn trong khi lo ngại về nâng giá cơ hội (chặt chém).[30][31] Do đó, Amazon đã hạn chế việc bán các mặt hàng nêu trên và một số mặt hàng khác như nhiệt kế và máy thở cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cơ quan chính phủ.[32]
Tấm áp phích tuyên truyền phân phối hàng hóa hợp lý của Hoa Kỳ trong Thế chiến II cho thấy những ảnh hưởng của mua tích trữ
^Bruce Jones & David Steven, The New Politics of Strategic Resources: Energy and Food Security Challenges in the 21st Century (eds. David Steven, Emily O'Brien & Bruce D. Jone: Brookings Institution Press, 2015), p. 12.
^Honigsbaum, Mark (2013). “Regulating the 1918–19 Pandemic: Flu, Stoicism and the Northcliffe Press”. Medical History. 57 (2): 165–185. doi:10.1017/mdh.2012.101. ISSN0025-7273.
^Mamdouch G. Salameh, "Oil Crises, Historical Perspective" in Concise Encyclopedia of the History of Energy (ed. Cutler J. Cleveland: Elsevier, 2009), p. 196.
^Huiling Ding, Rhetoric of a Global Epidemic: Transcultural Communication about SARS (Southern Illinois University Press, 2014), pp. 70, 72, 83, 103, 111.