Minerva
Minerva (tiếng Anh /mɪˈnɜːrvə/ (tiếng Latin: [mɪˈnɛrwa]; tiếng Etrusca: Menrva) là nữ thần La Mã của lý trí, chiến tranh, nghệ thuật và khoa học. Từ thế kỉ thứ II TCN, người La Mã đánh đồng nữ thần tương đương với nữ thần Athena của Hy Lạp.Mặc dù là vị thần chiến tranh nhưng nữ thần không có thiên hướng bạo lực như thần chiến tranh và bạo lực Mars. Minerva là một trong bộ ba vị thần đồi Capitoline trong đó có các thần: Jupiter, Juno và Minerva. Minerva là con gái của Jupiter. Minerva làm chủ nghệ thuật và văn học và bảo trợ cho các thợ kéo sơi và thợ thêu. Nữ thần thường được miêu tả với dáng vẻ uy nghi, mặc áo, mũ giáp, cầm cây giáo với đôi mắt xanh của loài cú, con vật biểu tượng của lý trí và trí tuệ của nữ thần. Con rắn và cây ô-liu cũng là biểu tượng của Minerva, nhưng được ít nhắc tới hơn. Minerva thường được coi là vị nữ thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã và được ngời dân ở đấy tôn kính.Nhà thơ La Mã Ovid đã gọi Minerva là 'nữ thần của vạn nghề'.Tục thờ cúng nữ thần Minerva đã ở khắp đế quốc La Mã và còn vươn xa đến tận Anh Ý nghĩaCái tên Minerva có nguồn gốc từ tiếng Ý cổ *meneswo' ('thông minh, hiểu biết') và cũng từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy (PIE):*menos ('suy nghĩ'). Helmut Rix (1981) và Gerhard Meiser (1998) đã đề xuất rằng từ*menes-ueh₂ ('được ban tặng với sự hiểu biết, trí tuệ') như thể chuyển tiếp của nó. Nguồn gốcGiống như thần thoại của nữ thần Athena trong thần thoại Hy Lạp sinh ra từ nữ thần Metis - nữ thần trí tuệ và sinh ra từ cái đầu của Zeus, Minerva được sinh ra từ Metis, lần này là một nữ Titan. Jupiter hãm hại Metis nên cô định biến hình để chạy trốn Jupiter. Gaia báo cho Jupiter rằng nếu Metis sinh con trai thì đứa con ấy sẽ truất ngôi Jupiter, giống như Jupiter truất ngôi Saturn vậy. Để bảo vệ trước lời tiên tri ấy, Jupiter lừa Metis biến thành một con ruồi rồi nuốt Metis vào bụng. Vào ngày Minerva ra đời, Jupiter thấy đau đầu dữ dội nền nhờ Vulcain dùng rìu bổ đôi đầu thì Minerva ra đời,đã trưởng thành, đội mũ giáp và tay cầm vũ khí. Thế là Minerva ra đời. Tham khảo |
Portal di Ensiklopedia Dunia