Maudie

Tình Yêu Của Maudie
Maudie
Đạo diễnAisling Walsh
Kịch bảnSherry White
Diễn viênSally Hawkins
Ethan Hawke
Âm nhạcMichael Timmins
Hãng sản xuất
Phát hànhMongrel Media
Công chiếu
Ngày 2 tháng 9, 2016
(Telluride)[1]

Ngày 14 tháng 4, 2017
(Canada)

Ngày 1 tháng 7, 2017
(Ireland)
Thời lượng
116 phút[2]
Quốc gia Ireland
 Canada
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí5,6 triệu đô-la
Doanh thu9,7 triệu đô-la[3]

Tình Yêu Của Maudie (tên tiếng Anh: Maudie) là một bộ phim tiểu sử kịch tính ra mắt vào năm 2016, được đạo diễn bởi Aisling Walsh với hai diễn viên chính tham gia là Sally HawkinsEthan Hawke. Bộ phim là sự hợp tác sản xuất giữa hai nước Ai-lenCa-na-đa. Maudie kể về cuộc đời của Maud Lewis, nữ họa sĩ nổi tiếng người Canda ở Nova Scotia. Câu chuyện của bộ phim bắt đầu bằng cảnh Maud Lewis (Sally Hawkins) đang phải chiến đấu với căn bệnh viêm khớp dạng thấp, chật vật với ký ức về đứa con đã qua đời và đối mặt với sự hoài nghi về khả năng của cô đến từ gia đình, trước khi cô phải chuyển đến sống cùng một người bán cá với tư cách là người giúp việc. Mặc dù tính cách khác nhau, nhưng sau cùng họ cũng kết hôn với nhau trong thời gian Maud đang trở nên nổi tiếng. Bộ phim được quay tại Newfoundland và Labrador và đoàn phim đã xây dựng lại căn nhà nhỏ nổi tiếng của Maud tại đây để bộ phim thêm tính chân thật

Cốt truyện

Ở thị trấn Marshalltown, Nova Scotia, có một người phụ nữ bị viêm khớp nặng tên là Maud Dowley, cô ta sống cùng dì của mình, Ida (Rose Gabrielle) và người anh trai, Charles (Zachary Bennett). Một ngày nọ, anh trai Charles của cô đã bán ngôi nhà của hai anh em, một kỷ vật mà cha mẹ đã để lại cho họ, khi cô bị biết được điều đó, cô đã bị sốc rất nhiều. Cũng trong đêm đó, Maud đã một mình đi đến hộp đêm tại địa phương và khi cô trở về thì Ida đã mắng cô rất nhiều. Vì Maud đã từng mang thai và sinh con, nhưng Charles và Ida đã nói rằng đứa con của cô ấy đã bị khuyết tật và qua đời.

Sang ngày hôm sau, Maud đã đi đến một cửa hàng gần nhà. Tại đây, cô đã gặp được Everett Lewis (Ethan Hawke), một người bán cá cao to và bặm trợn. Anh ta đang dán một tờ giấy tìm kiếm người giúp việc cho căn nhà của anh ta. Do căn nhà của cô đã bị bán đi nên Maud đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, cô gọi điện cho Everett để xin làm người giúp việc với điều kiện là cô sẽ sinh sống tại căn nhà của anh và Everett đã đồng ý. Do ngôi nhà của Everett khá nhỏ nên hai người phải ngủ chung trên một giường. Và điều này đã tạo ra một tin đồn trong thị trấn rằng Maud chỉ là một người được Everett thuê để thỏa mãn nhu cầu tình dục của anh. Trong khi đang dọn dẹp căn nhà một cách khó khăn do những triệu chứng của căn bệnh viêm khớp quái ác, Maud đã vô tình tìm được một vài lọ màu sơn cũ. Với sự yêu thích hội họa trong người, Maud đã dùng chúng để vẽ những bông hoa trên kính cửa sổ. Rồi từng ngày, những hình vẽ của cô xuất hiện ngày càng nhiều và ở mọi nơi như tường, cửa,... Ngoài ra, cô còn mua những tấm thiệp rồi vẽ lên nó. Không chỉ vẽ, cô còn sơn lại những món đồ, cầu thang, cửa,... với những gam màu tươi tắn. Và những việc đó đã giúp cô cải thiện khả năng vẽ của mình, đồng thời khiến cho căn nhà của Everett ngày càng đẹp đẽ và tươi tắn hơn. Một ngày nọ, cô gặp được khách hàng của Everett, Sandra (Kari Matchett), một cô gái đến từ thành phố New York. Sandra đã bị ấn tượng, thu hút và hấp dẫn bởi những hình vẽ, đặc biệt là những tấm thiệp của Maud và cô quyết định mua chúng. Vài ngày sau, Sandra trở lại gặp Maud và yêu cầu Maud vẽ một bức tranh lớn hơn với giá tiền là 5 đô-la và Maud đã đồng ý.

Trong khoảng thời gian chung sống, Maud và Everett đã nảy sinh tình cảm với nhau. Maud đã khiến Everett cưới cô vàọ đã trở thành vợ chồng. Còn những bức tranh của cô thì ngày càng được nhiều người biết đến và quan tâm, thông tin của cô cũng được nhiều người đưa tin đăng lên, và Maud đã quyết định bán những bức tranh của cô tại căn nhà nhỏ đầy màu sắc của cô và Everett. Và một người những người đã mua bức tranh của Maud đó chính là Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Richard Nixon, lúc bấy giờ, ông đang làm Phó Tổng thống thứ 36 của Mỹ. Ông đã liên lạc đến The Lewise và mua một bức tranh. Qua những tin tức trên TV về cuộc sống của Maud và Everett, Everett đã bị nhiều người xem cho rằng ông là một người lạnh lùng và tàn nhẫn. Điều đó đã khiến anh rất bối rối. Trong khi đó, Dì Ida đang nằm trong viện với sức khỏe đang ngày càng yếu đi, Ida cũng thấy được những tin tức về đứa cháu Maud của mình. Biết được tin về sức khỏe của Ida, Maud đã nhanh chóng đến gặp bà trước khi bà qua đời.

Trong lúc gặp mặt, Ida đã nói với Maud rằng cô chính là người mang họ Dowley duy nhất tìm được hạnh phúc của đời mình và đồng thời bà cũng thừa nhận rằng đứa con gái của Maud chưa chết. Do tin rằng Maud không thể chăm sóc đứa con của cô, nên Charles đã quyết định nhận nuôi cô bé rồi bán cô bé cho một gia đình danh giá. Điều đó đã khiến cho tâm hồn Maud tan vỡ và suy sụt, họ đã hại cuộc sống của Maud. Everett đã nhận ra và tin rằng mối quan hệ của họ chẳng mang lại điều gì cho bản thân anh trừ sự đau khổ về tình cảm. Và hai người đã quyết định chia tay nhau.

Sau đó một thời gian, Maud và Everett đã làm hòa với nhau. Everett đưa cô đến ngôi nhà của người đã nhận nuôi con gái cô, Catherine Dowley, nơi mà từ xa cô có được lần đầu tiên nhìn thấy đứa con gái lớn của mình. Tuy nhiên, lúc ấy thể trạng của Maud đang dần xấu đi và cuối cùng cô đã ra đi tại một bệnh viện vào ngày 30 tháng 7 năm 1970. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Maud đã nói với Everett rằng cô rất yêu anh.

Sản xuất

Quá trình phát triển

Theo nhà sản xuất Mary Sexton, quá trình nỗ lực làm một bộ phim tiểu sử về Maud Lewis đã được thực hiện và kéo dài trong 10 năm.[4] Sau khi biên kịch Sherry White gửi sản phẩm của mình cho đạo diễn Aisling Walsh để xem xét, Aisling đã đồng ý cam kết thực hiện dự án này. Aisling cũng đã chia sẻ rằng cô đã liên lạc với quản lý của mình để đồng ý thực hiện bộ phim chỉ sau khi cô đọc khoảng 30 trang.[5] Cô đã nói rằng bộ phim này là để kỷ niệm một người phụ nữ tuyệt vời, đạo diễn Aisling cho biết "Maud đã làm việc rất chăm chỉ trong điều kiện khắc nghiệt (bệnh viêm khớp thấp) như vậy".[6] Tuy nhiên, các nhà làm phim đã không chọn nhấn mạnh điều kiện vật lý khắc nghiệt này của Maud để làm chủ đề phim vì họ cho rằng điều đó không tạo nên toàn bộ bản sắc đẹp đẽ của Maud Lewis. Đạo diễn Aisling đã mô tả rằng tiểu sử của Maud là một câu chuyện mang đậm chất Canada, và đặc biệt là mang đầy màu sắc của Nova Scotia.[6]

Quá trình chọn diễn viên

Aisling Walsh đã gửi cho nữ diễn viên tài năng Sally Hawkins, những bức tranh và ảnh của Maud để cô nghiên cứu. Và sau quá trình cố gắng, chăm chỉ nghiên cứu ấy, Sally đã có một màn diễn xuất đầy ngoạn mục và thành công trong bộ phim Maudie với vai diễn Maud Lewis.[7] Còn về vai diễn Everett Lewis, lúc ban đầu vai diễn này được giao cho nam diễn viên Sean Bean, nhưng do kẹt lịch quay của một bộ phim khác nên cuối cùng vai diễn ấy đã được giao lại cho nam diễn viên điển trai Ethan Hawke.[8] Ethan tiết lộ rằng anh đã đồng ý nhận vai diễn này là do sự yêu thích đối với vùng Đại Tây Dương Canada.[9]

Quá trình quay phim

Bộ phim được quay tại thành phố St. John's, Newfoundland và Labrador vào mùa thu năm 2015 với sự tài trợ của The Newfoundland And Labrador Film Development Corporation "Tập đoàn Phát triển Phim của Tỉnh Newfoundland và Labrador".[10] Lí do Aisling chọn bối cảnh quay phim tại Canada là do Vịnh Trinity và Thị trấn Keels tại nơi này khiến cô nhớ đến khu vực Digby vào những năm 1930 và 1940.[11]

Ngoài đời thật, Lewis có một ngôi nhà rất nhỏ với độ cao 10 ft × 12 ft (tương đương với 3,0 m × 3,7 m)[4] và đạo diễn Aisling Walsh muốn tạo ra một bản sao chính xác, nhưng ngôi nhà sẽ phải được mở rộng để phù hợp một đoàn làm phim.[10] Aisling đã đích thân vẽ một số bông hoa trên tường.[5] Đoàn phim cũng dành nhiều thời gian để bắt những con chuồn chuồn trong nhiều tuần để lột tả sự tồi tàn của ngôi nhà, đặc biệt là cảnh Maud cố gắng thuyết phục Everett mua một cánh cửa.[5]

Phát hành

Maudie có buổi ra mắt thế giới tại 2016 Liên hoan phim Telluride,[12] trước khi chiếu tại một số liên hoan phim lớn của Canada như Liên hoan phim Đại Tây Dương,[13] Liên hoan phim quốc tế Calgary[14] và Liên hoan phim quốc tế Vancouver.[12] "Tình Yêu Của Maudie" được giới thiệu trong phần Thuyết trình đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2016 [15] và được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin 2017.[11]

Sony Pictures Classics có được quyền độc quyền phân phối phim tại Mỹ vào ngày 16 tháng 6 năm 2017.[11] Vào ngày 27 tháng 4 năm 2017, nó được chiếu trên 30 màn hình, một nửa trong số đó là ở vùng Đại Tây Dương Canada, trong khi đó Mongrel Media cũng lên kế hoạch phát hành tại Vương quốc Anh, Châu Âu, ÚcNhật Bản vào cuối năm 2017.[16]

Tiếp nhận

Phòng vé

Tại Canada, bộ phim đã thu về 1 triệu đô la vào ngày 3 tháng 5, trên 76 rạp chiếu.[17] Nó được đặt đầu tiên trong phòng vé Đại Tây Dương, thu về 4,000 đô la.[18] Mongrel tuyên bố rằng tại một số rạp chiếu, Maudie đã vượt trội so với bộ phim hành động nổi tiếng The Fate Of The Furious (Tựa Việt: Quá Nhanh Quá Nguy Hiểm 8).[19]

Trong ba ngày đầu tiên ở Mỹ, Maudie đã kiếm được 49,842 đô la tại bốn rạp chiếu phim ở Los Angeles và New York.[20] Bộ phim đã thu được 6,191,760 đô la ở Bắc Mỹ và 3,543,354 đô la ở các lãnh thổ khác, với tổng số tiền trên toàn thế giới là 9,735,114 đô la.[3]

Đánh giá

Trên Rotten Tomatoes, bộ phim đạt tỷ lệ 88% Cà Chua Tươi dựa trên 138 đánh giá, với điểm trung bình là 7/10. Trên Metacritic, bộ phim có điểm trung bình là 65 trên 100, dựa trên 34 nhà phê bình.[21]

Trong Variety, Peter Debruge cho biết “nhân vật Lewis nổi bật vì "sự lạc quan vô định", bất chấp điều kiện sống với người chồng cộc cằn và ngôi nhà nhỏ”.Phóng viên của tờ The Hollywood Porter, ông Todd McCarthy, đã khen ngợi Đạo diễn hình ảnh của bộ phim và nữ diễn viên Sally Hawkins là "Một ngôi sao sáng chói, có sức thuyết phục tuyệt vời".[22] Jordan Hoffman đánh giá nó ba ngôi sao trên năm ngôi sao trong tờ The Guardian, và dự đoán Sally Hawkins sẽ thu hút nhiều người cho màn trình diễn của cô.[23] Nhà phê bình Manohla Dargis của tờ New York Times đã viết “Maudie vượt qua sự hoài nghi của người xem và sự diễn xuất của Sally Hawkins đã đưa Maud Lewis trở lại thực tại.[24]

Canada, Kate Taylor, viết cho tờ The Globe And Mail, đã cho bộ phim ba ngôi sao trên năm ngôi sao, cho rằng “Đạo diễn Aisling Walsh đã khiến câu chuyện trở nên xúc động”.[25]Chris Knight đã trao cho nó ba ngôi sao rưỡi trên năm ngôi sao trong tờ National Post và khen ngợi Ethan Hawke vì "màn trình diễn cam kết nhưng không rõ ràng".[26] Peter Howell của tờ The Toronto Star đã cho nó ba ngôi sao trên năm ngôi sao và tuyên bố “Bộ phim xứng đáng với giải thưởng" và đồng thời ca ngợi Sally Hawkins về “phẩm giá và sự quyết tâm của cô”.[27] Luc Boulanger đã cho nó ba ngôi sao trên năm ngôi sao trên tờ La Presse và bày tỏ sự tiếc nuối về tài năng nghệ thuật của Maud Lewis vì bị che khuất ở Quebec.[28]Ireland, Donald Clarke gọi bộ phim là một "nghiên cứu tuyệt vời" trên Thời Báo Ai-len (The Irish Times), tìm thấy giọng điệu buồn và nhận xét về nghèo đói là chủ đề, nhưng nói rằng nó thể hiện "lòng nhân từ và chủ nghĩa nhân văn thầm lặng", và đã cho nó bốn trong số năm sao.[29] Paul Whitington của tờ Độc lập Ai-len (Irish Independent) đã viết "Maudie khéo léo tránh sự nham hiểm và tình cảm để cho chúng ta một phiên bản thô sơ và ngang ngược về cuộc sống đáng chú ý của Maud Lewis".[30]

Giải thưởng

Tại Liên hoan phim quốc tế Vancouver 2016, nơi mà Maudie là bộ phim khai mạc,[12] nó đã giành giải thưởng Super Channel People Choice, giải thưởng khán giả hàng đầu tại liên hoan phim truyện.[31][32] Tại Giải thưởng màn ảnh Ca-na-đa lần thứ 6, phim đã nhận được bảy đề cử, nằm trong số năm phim nhận được nhiều đề cử nhất với tám hoặc bảy mỗi phim.[33]

Giải thưởng Ngày Hạng mục Người nhận Kết quả Ref(s)
Giải thưởng ACTRA 25 tháng 2 năm 2017 Diễn viên nữ xuất sắc Kari Matchett Đề cử [34]
Liên hoan phim Đại Tây Dương 22 tháng 9 năm 2016 Phim xuất sắc nhất Đại Tây Dương Aisling Walsh Thắng [35]
Kịch bản xuất sắc nhất Đại Tây Dương Sherry White Thắng [36][37]
Giải thưởng Màn hình Ca-na-đa 11 tháng 3 năm 2018 Phim xuất sắc nhất Bob Cooper, Mary Young Leckie, Mary Sexton, Susan Mullen Thắng
Đạo diễn xuất sắc nhất Aisling Walsh Thắng
Kịch bản gốc xuất sắc nhất Sherry White Thắng
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Sally Hawkins Thắng
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Ethan Hawke Thắng
Dựng phim xuất sắc nhất Stephen O'Connell Thắng
Thiết kế trang phục xuất sắc nhất Trysha Bakker Thắng
Hiệp hội Quay phim Ca-na-đa 1 tháng 4 năm 2017 Quay phim đặc sắc nhất Guy Godfree Thắng [38]
Liên hoan phim quốc tế Cinéfest Sudbury 25 tháng 9 năm 2016 Phim truyện xuất sắc nhất Aisling Walsh Thắng [39]
Giải thưởng Điện ảnh và Truyền hình Ai-len 15 tháng 2 năm 2018 Bộ phim xuất sắc nhất Đề cử [40][41]
Đạo diễn xuất sắc nhất Thắng
Nam diễn viên quốc tế xuất sắc nhất Ethan Hawke Thắng
Nữ diễn viên quốc tế xuất sắc nhất Sally Hawkins Đề cử
Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất John Hand Thắng
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất Marco Dolle, Steve Munro, Garret Farrell Đề cử
Giải thưởng Vòng tròn Phê bình phim Luân Đôn 28 tháng 1 năm 2018 Nữ diễn viên của năm Sally Hawkins Thắng [42][43]
Liên hoan phim Montclair Tháng 5 năm 2017 Giải thưởng khán giả Aisling Walsh Thắng [44]
Hiệp hội Phê bình phim Quốc gia 6 tháng 1 năm 2018 Nữ diễn viên xuất sắc nhất Sally Hawkins Thắng [45]
Hiệp hội Phê bình phim San Diego 11 tháng 12 năm 2017 Nữ diễn viên xuất sắc nhất Thắng [46]
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Ethan Hawke Đề cử [47]
Liên hoan phim quốc tế Vancouver 14 tháng 10 năm 2016 Giải thưởng Lựa chọn của mọi người Aisling Walsh Thắng [32]
Giải thưởng Mạng hình ảnh Phụ nữ Tháng 2 năm 2018 Phim xuất sắc nhất do phụ nữ đạo diễn Đề cử [48][49]
Phim truyện xuất sắc nhất Thắng
Nữ diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất Sally Hawkins Đề cử
Hội nhà văn Ca-na-đa 24 tháng 4 năm 2017 Giải thưởng WGC Sherry White Thắng [50]

Tác động

Bộ phim đã hồi sinh của sự quan tâm của mọi người đến các tác phẩm tuyệt vời của nữ họa sĩ Maud Lewis.[51] Các cuộc triển lãm tranh của Nova Scotia đã báo cáo rằng có 3 134 người đến xem tác phẩm, công việc và nhà của Maud từ giữa tháng Ba và đầu tháng Năm, tăng từ 2 084 người so với năm trước.[18] Một cuộc đấu giá từ thiện ở Ontario cho một bức tranh của Maud Lewis được bán với giá 45,000 đô-la, vượt qua số tiền được trả trước đây cho bức tranh lần đấu giá trước của Maud Lewis, 22,000 đô la vào năm 2009. Trong khi đó, các tác phẩm khác của bà như Chân dung của Eddie Barnes và Ed Murphy, Tôm hùm và Ngư dân, Vịnh Viễn cảnh, Nova Scotia, được ước tính có trị giá là 16,000 đô-la Mỹ, nhưng lại được bán với giá hơn gấp đôi.[51] Các bản in của tác phẩm Bức chân dung Everett Lewis, Cửa sổ của Maudie năm 1969 của nghệ sĩ William Johnson ở Luân Đôn, cũng được gửi đến Bảo tàng Luân Đôn. Nhà viết tiểu sử của Maud Lewis, Lance Woolaver, đã nhận được ​​sự gia tăng doanh số của cuốn sách Maud Lewis: The Heart on the Door (với tựa Việt là Nữ họa sĩ Maud Lewis: Trái tim bên cánh cửa).[52]

Tham khảo

  1. ^ “43rd Telluride Film Festival Program Guide” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ Maudie. British Board of Film Classification. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ a b Maudie (2016)”. The Numbers. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ a b “Maudie set to put Newfoundland on the map, says producer Mary Sexton”. CBC News. ngày 28 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ a b c “Maudie director about response to the film: 'It's what you really hope for and more'. Chronicle Herald. ngày 15 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ a b Jones, Colleen (ngày 10 tháng 4 năm 2017). “Maud Lewis 'a very Canadian story,' says Maudie director”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ Howell, Peter (ngày 14 tháng 4 năm 2017). “Finding the sophisticated woman behind the 'naive' painter in Maudie”. The Toronto Star. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2017.
  8. ^ “Ethan Hawke in St. John's working on feature-film Maudie”. CBC News. ngày 18 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ Staff (ngày 11 tháng 4 năm 2017). “Ethan Hawke's Nova Scotia connections led him to making 'Maudie'. Global News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2017.
  10. ^ a b Wall, Lukas (ngày 13 tháng 9 năm 2016). “Maudie star Ethan Hawke, director Aisling Walsh praise filming in Atlantic Canada”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  11. ^ a b c Barnard, Elissa (ngày 11 tháng 4 năm 2017). “The movie that Maud built”. Local Xpress. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2017.
  12. ^ a b c Etan Vlessing (ngày 7 tháng 9 năm 2016). “Ethan Hawke's 'Maudie' to Open Vancouver Film Festival”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
  13. ^ “Opening Night Gala: Maudie”. Atlantic Film Festival. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
  14. ^ Volmers, Eric (ngày 21 tháng 9 năm 2016). “CIFF rolls out the red carpet to kickstart 2016 festival”. The Calgary Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
  15. ^ “Maudie”. TIFF. ngày 1 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.
  16. ^ Leavitt, Kieran (ngày 27 tháng 4 năm 2017). 'A lot of pride' makes Maudie a blockbuster in Atlantic Canada”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2017.
  17. ^ “Maudie breaks million dollar threshold”. Chronicle Herald. ngày 3 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.
  18. ^ a b Berry, Steve (ngày 4 tháng 5 năm 2017). “Charmed by Maudie, visitors flock to N.S. art gallery featuring Maud Lewis home”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.
  19. ^ “Maudie: Biopic of obscure painter becomes surprise hit”. BBC. ngày 30 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
  20. ^ Brooks, Brian (ngày 18 tháng 6 năm 2017). 'Maudie', 'The Journey' & 'Hare Krishna' Open Solid – Specialty Box Office”. Deadline Hollywood. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  21. ^ “Maudie Reviews”. Metacritic. CBS Interactive. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  22. ^ McCarthy, Todd (ngày 11 tháng 4 năm 2017). 'Maudie': Telluride Review”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2017.
  23. ^ Hoffman, Jordan (ngày 3 tháng 9 năm 2016). “Maudie review – Sally Hawkins adds a flourish to portrait of reclusive artist”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
  24. ^ Dargis, Manohla (ngày 15 tháng 6 năm 2017). “Review: In 'Maudie,' a Painter Spins Beauty From Despair”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.
  25. ^ Taylor, Kate (ngày 14 tháng 4 năm 2017). “Maudie review: How to wring art from adversity, minus any pandering”. The Globe and Mail. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.
  26. ^ Knight, Chris (ngày 12 tháng 4 năm 2017). “Maudie is a portrait of a painter whose canvas was her life, and whose life was her canvas”. National Post. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.
  27. ^ Howell, Peter (ngày 13 tháng 4 năm 2017). “Reel Brief: Mini reviews of 'Their Finest,' 'Maudie,' 'My Entire High School,' 'The Happiest Day' and 'A Quiet Passion'. The Toronto Star. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.
  28. ^ Boulanger, Luc (ngày 21 tháng 4 năm 2017). “Maudie: la beauté du monde ****”. La Presse. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2017.
  29. ^ Clarke, Donald (ngày 3 tháng 8 năm 2017). “There have always been people like Maude Lewis. We're never kind enough to them”. The Irish Times. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  30. ^ Whitington, Paul (ngày 4 tháng 8 năm 2017). “Movie reviews: England is Mine, Maudie, The Emoji Movie”. The Irish Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  31. ^ “Maudie Wins Coveted VIFF Super Channel People's Choice Award” (Thông cáo báo chí). Greater Vancouver International Film Festival Society. ngày 14 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
  32. ^ a b Derdeyn, Stuart (ngày 16 tháng 10 năm 2016). “Maudie wins People's Choice Award at VIFF”. Vancouver Sun. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
  33. ^ The Canadian Press (ngày 16 tháng 1 năm 2018). “Canadian Screen Awards 2018: Anne has leading 13 nominations”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  34. ^ ACTRA Toronto (ngày 18 tháng 1 năm 2017). “The 15th Annual ACTRA Awards in Toronto nominees”. CNW Group. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
  35. ^ Pinto, Jordan (ngày 26 tháng 9 năm 2016). “Maudie, Perfume War win Atlantic Film Festival prizes”. Playback. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.
  36. ^ “Film Nominees”. Academy of Canadian Cinema and Television. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2018.
  37. ^ “Canadian Screen Awards gala to shine light on AfterMeToo”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  38. ^ “Nova Scotian takes home a Canadian society of Cinematographers Award”. The Chronicle Herald. ngày 3 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.
  39. ^ “Media Release” (PDF). Cinéfest Sudbury International Film Festival. ngày 29 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.
  40. ^ “Ifta Awards 2018: the full list of nomination”. The Irish Times. ngày 11 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2018.
  41. ^ “Iftas 2018: full list of award winners”. The Irish Times. ngày 15 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2018.
  42. ^ Ritman, Alex (ngày 19 tháng 12 năm 2017). 'Three Billboards' Tops London Critics' Circle Film Award Nominations”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017.
  43. ^ Smith, Neil (ngày 29 tháng 1 năm 2018). “Kate Winslet's 'bitter regrets' over 'poor decisions'. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2018.
  44. ^ Lewis, Hilary (ngày 5 tháng 5 năm 2017). “Montclair Film Festival: 'Lady Macbeth,' 'Strong Island' Among Award Winners”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.
  45. ^ Tapley, Kristopher (ngày 6 tháng 1 năm 2018). 'Lady Bird' Named Best Film of 2017 by National Society of Film Critics”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2018.
  46. ^ “2017 San Diego Film Critics Society Award Winners”. San Diego Film Critics Society. ngày 9 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017.
  47. ^ “2017 San Diego Film Critics Society's Award Nominations”. San Diego Film Critics Society. ngày 9 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017.
  48. ^ “Women's Image Network announces its 19th Women's Image Awards Film and Television Nominees”. Women's Image Network. ngày 10 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  49. ^ “Winners”. Women's Image Network. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  50. ^ Yeo, Debra (ngày 25 tháng 4 năm 2017). “Letterkenny and X Company take Writers Guild of Canada Screenwriting Awards”. The Toronto Star. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.
  51. ^ a b Wong, Jessica (ngày 22 tháng 5 năm 2017). “The Hollywood effect: Maud Lewis and other painters who got a bump from the movies”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
  52. ^ Bennett, Paul W. (ngày 2 tháng 6 năm 2017). “Finding a Muse in Maud Lewis”. The Chronicle Herald. tr. D1-D3. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia