Massage
Massage, đọc âm Việt là mát-xa, hay còn gọi là xoa bóp hay tẩm quất là phương thức dùng tay, chân hoặc thiết bị cơ khí để làm căng, làm dịch chuyển hoặc làm rung động các cơ và xương của con người. Các động tác thường dùng trong massage như: xoa vuốt, day ấn, nhào nặn, bấm chặt, đấm vỗ, rung. Có thể massage bằng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, cẳng tay, bàn chân, đầu gối, hoặc với thiết bị riêng. Lịch sửNgười Phoenician và người Hy Lạp đề cập về Massage vào năm 450 TCN, ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu của Hippocrates về sử dụng massage trong y học thời đó. Từ "massage" có nguồn gốc từ tiếng Pháp "massage" có nghĩa là "sự xoa bóp, xoa dịu" được thực hiện bằng cách ma sát và nắn kéo. Từ này xuất phát từ từ tiếng Ả Rập "مَسَّ" (phiên âm: "massa") có nghĩa là "chạm vào, cảm nhận"[1]. Ngoài ra, từ này cũng có thể xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha "amassar" có nghĩa là "trục trặc", từ tiếng Latin "massa" có nghĩa là "khối[2], bột" và từ tiếng Hy Lạp "μάσσω" (phiên âm: "massō") có nghĩa là "sờ mó, chạm vào, làm việc bằng tay, nhồi bột"[3]. Ngược lại, từ cổ đại Hy Lạp để chỉ massage là "anatripsis" và từ tiếng Latin là "frictio". Lợi íchMassage giúp tăng tuần hoàn máu, giảm căng cơ. Giảm huyết áp với người bị cao huyết áp, làm thư giãn và tăng lượng Endorphins cho cơ thể, đồng thời làm tăng khả năng đào thải acid lactic, acid uric ra ngoài cũng như giảm stress, làm giấc ngủ sâu hơn. Phân loạiMassage chân: Quan điểm y học phương Đông xem bàn chân là nơi phản ánh lục phủ - ngũ tạng của cơ thể con người, bởi vậy khi dùng các biện pháp để tác động lên bàn chân tức là đang gián tiếp tác động đến các cơ quan này Massage vật lý trị liệu: là sự mở rộng cấu trúc của các động tác tiếp xúc theo bản năng sự phối hợp các động tác mang tính đơn độc hoặc phối hợp, giúp chữa trị các rối loạn cơ bắp xương khớp hoặc các rối loạn cảm xúc tâm lý, giảm stress do áp lực cuộc sống gây nên. Massage thể thao: Là các thủ pháp nhào nặn nhằm tác dụng đến hệ thống dây thần kinh của con người để chữa các chấn thương và vết đau thường gặp trong thể thao Massage đá: là phương pháp sử dụng các loại đá với nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau để truyền nhiệt (nóng hoặc lạnh) đến cơ thể con người.
Massage Trung Quốc: massage Trung Quốc (按摩) Bao gồm nhiều thể loại như Tui-na (推拿) gồm các động tác đẩy, kéo, nhào nặn cơ bắp[4][5]. Zhi-Ya(指 壓) gồm véo, nhấn điểm huyệt. Những kỹ thuật ma sát, rung cũng được sử dụng trong trường phái Massage này.[6] Massage Nhật - Massage Shiatshu: Massage Shiatshu có những kỹ thuật Massage sử dụng cả bàn tay, đầu gối, khuỷu tay,bàn chân để tác động lên hệ thống huyệt đạo của cơ thể con người. Kỹ thuật này dùng ngón tay cái để ấn vào huyệt đạo, mạch máu để làm lưu thông khí huyết. Massage Hàn Quốc: Massage Hàn Quốc gồm những động tác day - ấn tròn, ngang, dọc cơ lưng và đẩy lực[7][8] Massage Thái: Massage Thái cổ truyền hay còn được gọi là nuad (nu – át) bằng tiếng Thái, là phản ánh lịch sử lâu dài của phương pháp trị liệu về sức khỏe[9]. Massage Thái chịu ảnh hưởng của những động tác trong bộ môn Yoga, thuốc Ayurvedic, và các huyệt đạo theo y học cổ truyền Trung Quốc. Kỹ thuật viên sử dụng các bộ phận tay, chân dùng thế để tạo ra trọng lực tác động trên cơ thể người được thực hiện đang thả lỏng, chủ yếu là kết hợp hơi thở để kéo, duỗi, căng cơ và mở những khớp xương khó cử động như đầu gối, cổ chân, cổ tay, xương hông, vai và cổ.[10] Massage yoni: Tập trung vào âm hộ và âm đạo Dụng cụ thiết bị
Chú thích
Liên kết ngoài |
Portal di Ensiklopedia Dunia