Maria Teresa Ferdinanda của Sardegna
Maria Teresa Ferdinanda của Sardegna (tên đầy đủ: Maria Teresa Ferdinanda Felicitas Gaetana Pia; 19 tháng 9 năm 1803 – 16 tháng 7 năm 1879) là con gái của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppa của Áo-Este. Maria Teresa còn là Công tước phu nhân xứ Parma và Piacenza thông qua hôn nhân với Carlo II xứ Parma (Carlo I xứ Lucca). Những năm đầu đờiMaria Teresa sinh ngày 19 tháng 9 năm 1803 tại Cung điện Colonna ở Roma. Vương là người con thứ năm và là con gái thứ tư của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppa của Áo-Este. Maria Teresa có một người em song sinh là Maria Anna của Sardegna và hai chị em được rửa tội bởi Giáo hoàng Piô VII. Cha mẹ đỡ đầu của cặp song sinh là ông bà ngoại, Ferdinand Karl của Áo và Maria Beatrice Ricciarda d'Este. Maria Teresa dành phần lớn thời thơ ấu của mình ở Cagliari trên đảo Sardegna, [1] nơi gia đình Vương nữ trú ẩn khỏi quân đội của Napoléon I của Pháp. Năm 1814, cha của Maria Teresa được phục hồi quyền cai trị ở Piemonte và cả gia đình trở về Torino. [2] Maria Teresa Ferdinanda đã hy vọng rằng mình kết hôn với người em họ Carlo Alberto của Savoia nhưng chuyện không thành. Carlo Alberto sau đó đã kết hôn với, người vào năm 1817 đã kết hôn với Maria Teresa của Áo-Toscana, con gái của Ferdinando III xứ Toscana. Hôn nhânNgày 5 tháng 9 năm 1820, tại Lucca, Maria Teresa kết hôn với Carlo Lodovico xứ Lucca. Hai vợ chồng có hai người con:
Maria Teresa Ferdinanda có ngoại hình xinh đẹp, cao ráo, có phong thái vương giả với vẻ mặt cao quý và u sầu. Carlo Lodovico, Thân vương xứ Lucca là một quý ông đẹp trai và hai vợ chồng được cho là cặp đôi vương thất đẹp nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên hai người lại không hợp nhau. [3] Maria Teresa là một phụ nữ sùng đạo với đức tin Công giáo. [2] Trong khi đó, Carlo Lodovico lại sống chủ yếu vì thú vui của riêng mình và thường phớt lờ trách nhiệm với chính phủ. [2] Hai người cũn sống táchbbiiett565 với nhau. Carlo Lodovico sau này nhận xét rằng: “Ngay cả khi không có tình yêu, thì vẫn có sự tôn trọng”. [a] [3] Ngày 13 tháng 3 năm 1824, mẹ của Carlo Lodovico qua đời Carlo Lodovico kế vị mẹ trở thành Công tước Carlo I xứ Lucca; Maria Teresa do đó trở thành Công tước phu nhân xứ Lucca. Bị lạnh bởi người chồng lăng nhăng, Maria Teresa ngày càng hướng tới tôn giáo và dần coi thường cuộc sống cung đình cũng như những thú vui giải trí mà chồng ưa thích. Mối quan hệ của hai vợ chồng vốn lạnh nhạt từ ban đầu và nhanh chóng xấu đi theo thời gian. Cuộc sống sau nàySau này, Maria Teresa hoàn toàn lánh khỏi triều đình Lucca và định cư lâu dài ở Villa di Marlia, sau đó là ở biệt thự của mình ở Pianore, nơi được bao quanh bởi các linh mục và nữ tu và cống hiến cuộc đời cho tôn giáo. Sau năm 1840, Maria Teresa sống ẩn dật hoàn toàn để hướng về tôn giáo ở Pianore. [4]Maria Teresa có mối quan hệ rất gắn bó với gia đình ở Sardegna của chính mình và cũng là tín hữu sùng đạo. Xung quanh Maria Teresa chỉ có cha giải tội và các bác sĩ vi lượng đồng căn. [4] Carlo Ludovico nhìn nhận rằng sự yếu kém về trí tuệ và thiếu nhạy cảm của vợ "có thể giúp Bà Công tước sống được cả thế kỷ". [4] Bà Công tước không có nhiều ảnh hưởng đối với con trai, người vào năm 1845 đã kết hôn với Vương tôn nữ Louise Marie Thérèse của Artois, con gái của Công tước xứ Berry và là chị gái duy nhất của người đòi ngai vàng Pháp là Bá tước xứ Chambord. [4] Ngày 17 tháng 12 năm 1847, Hoàng hậu Maria Ludovica qua đời, và thể theo Đại hội Viên, Carlo đã đổi Công quốc Lucca để lấy Công quốc Parma, trở thành Công tước Carlo II của Parma; Maria Teresa vì thế trở thành Công tước phu nhân xứ Parma nhưng chỉ được vài tháng. Cuộc cách mạng nổ ra vào tháng 3 năm 1848. Vào tháng 3 năm 1849, Carlo II thoái vị và được con trai của họ kế vị với trị hiệu Carlo. Maria Teresa chủ yếu sống tại biệt thự ở Viareggio, đặc biệt kể từ sau vụ ám sát của con trai vào năm 1854. Ở đấy, Maria Teresa đã xây dựng một nhà nguyện để tưởng nhớ con. Sau đó, Maria Teresa chuyển đến sống tại một biệt thự ở San Martino ở Vignale trên những ngọn đồi ngay phía bắc Lucca và chỉ có linh mục giải tội và người quản lý tài sản của Maria Teresa túc trực bên cạnh. Căn biệt thự đó hiện vẫn được gọi là "Tenuta Maria Teresa" để vinh danh Maria Teresa. Tại đây, Maria Teresa đã qua đời năm 1879 do bị xơ cứng động mạch não và được chôn cất tại nghĩa trang Verano ở Roma trong bộ tu phục của Dòng thứ Ba Thánh Đa Minh. Gia phảGhi chú
Tham khảo
Nguồn tài liệu
Liên kết ngoài |