Madagascar thuộc Pháp

Thuộc địa Madagascar và Phụ thuộc
Tên bản ngữ
  • Colonie de Madagascar et dépendances
1897–1958
Madagascar
Quốc huy

Thuộc địa Madagascar và Phụ thuộc vào năm 1930
Thuộc địa Madagascar và Phụ thuộc vào năm 1930
Tổng quan
Vị thếThuộc địa
Thủ đôAntananarivo
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Pháp · Tiếng Malagasy · Tiếng Comoros · Tiếng Ả Rập
Tôn giáo chính
Kitô giáo · Hồi giáo · Tín ngưỡng truyền thống
Chính trị
Chính phủThuộc địa
(1897–1946)
Lãnh thổ hải ngoại
(1946–1958)
Toàn quyền 
• 1897–1905 (đầu tiên)
Joseph Gallieni
• 1946–1948 (cuối cùng)
Jules Marcel de Coppet
Cao Uỷ 
• 1948–1950 (đầu tiên)
Pierre Gabriel de Chevigné
• 1953–1958 (cuối cùng)
André Soucadaux
Thủ tướng 
• 1957–1958
Philibert Tsiranana
Lịch sử
Thời kỳChủ nghĩa Tân đế quốc
• Thành lập
28 tháng 2 năm 1897
• Tự trị
14 tháng 10 năm 1958
Địa lý
Diện tích 
• 1936
597.126 km2
(230.552 mi2)
• 1950
594.890 km2
(229.688 mi2)
Dân số 
• 1936
3.900.000
• 1950
4.182.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệFranc Pháp
(1897–1925)
Franc Malagasy
(1925–1945)
Franc CFA Madagascar-Comoros
(1945–1958)
Mã ISO 3166MG
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Madagascar
Vùng bảo hộ Malagasy
Comoros thuộc Pháp
Banc du Geyser
Bassas da India
Đảo Europa
Quần đảo Glorieuses
Juan de Nova
Vùng đất Adélie
Đảo Amsterdam
Quần đảo Crozet
Kerguelen
Đảo Saint-Paul
Cộng hòa Malagasy
Comoros thuộc Pháp
Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp
Hiện nay là một phần của Madagascar
 Comoros
 Pháp

Thuộc địa Madagascar và Phụ thuộc (tiếng Pháp: Colonie de Madagascar et dépendances) là một cựu thuộc địa và sau đó lãnh thổ hải ngoại của Pháp nằm ở phía đông nam châu Phi giữa năm 1897 và 1958.

Năm 1958, chính quyền thuộc địa ở Madagascar bị bãi bỏ và nó trở thành lãnh thổ tự trị Pháp với tên gọi Cộng hòa Malagasy, tồn tại cho đến năm 1975.

Lịch sử

Bối cảnh và chính quyền bảo hộ của Pháp

Năm 1882, Pháp bắt đầu chiếm phần lớn lãnh thổ phía bắc và phía tây của Madagascar. Năm 1883, Chiến tranh Pháp-Hova bắt đầu giữa Pháp và Vương quốc Merina, cuộc chiến vẫn bất phân thắng bại cho đến khi Chính phủ Anh đã ra tay ngăn cản việc Pháp muốn nuốt chửng hòn đảo này[1]. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1885, Nữ hoàng Ranavalona III đã ký hiệp ước, trong đó Madagascar trở thành một quốc gia bảo hộ của Pháp và với số tiền khổng lồ lên tới 10 triệu franc. Năm 1888. Nữ hoàng đã cố gắng chấm dứt sự xâm lược của Pháp, tuy nhiên vẫn vô ích và vào tháng 9 năm 1895, nữ hoàng buộc phải giao thủ đô Tananarive của Madagascar cho Pháp.[2][3][3]

Theo quan điểm của nữ hoàng, hiệp ước được cho là để bảo toàn vương miện của bà và chế độ quân chủ ở Madagascar, tuy nhiên Pháp muốn mở rộng Đế Quốc của họ ở châu Phi sau đó hiệp ước đã được chứng minh là không có gì, mà chỉ là một mưu đồ . Nữ hoàng Ranavalona bị tước bỏ quyền lực và bị đày đến đảo Réunion của Pháp trong hai năm, sau đó chuyển đến Algiers .Sau khi bị lưu đày, Madagascar chính thức trở thành thuộc địa của Pháp.[2][3]

Madagascar khi là thuộc địa của Pháp

Cuộc tấn công do chính quyền Pháp lãnh đạo kéo dài khoảng 15 năm, đối phó với lực lượng du kích nông thôn rải rác khắp cả nước. Tổng cộng,cuộc kháng chiến chống lại cuộc chinh phục thuộc địa của Pháp đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 Người[4]

Tình cảm dân tộc muốn chống lại chế độ thực dân Pháp nổi lên ở một nhóm tri thức Merina[cần dẫn nguồn]

Các cựu chiến binh Malagasy đã bị ép buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thúc đẩy phong trào dân tộc chủ nghĩa. Trong suốt những năm 1920, những người theo chủ nghĩa dân tộc nhấn mạnh cải cách lao động và bình đẳng cho người Malagasy[5]

Những năm 1930 chứng kiến phong trào chống thực dân Malagasy phát triển. Chủ nghĩa công đoàn Malagasy Được thành lập và Đảng Cộng sản Madagascar được thành lập. Nhưng ngay từ năm 1939, tất cả các tổ chức đã bị giải thể bới Chính phủ Vichy[6]

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai Buộc Pháp phải chấp nhận quyền tự trị của Malagasy dưới sự bảo hộ của Pháp. Vào mùa thu năm 1945, các cử tri của Pháp và Malagasy đã bỏ phiếu để bầu các đại diện từ Madagascar vào Quốc hội lập hiến của nền Cộng hòa thứ tư ở Paris. [cần dẫn nguồn]

Ngày 29 tháng 3 năm 1947, những người theo chủ nghĩa dân tộc Malagasy nổi dậy chống lại người Pháp.Thương vong của người Malagasy được ước tính trong khoảng 11.000 đến 80.000. Cuộc đàn áp đi kèm với các cuộc hành quyết: tra tấn, cưỡng bức tập thể và đốt phá làng mạc. Quân đội Pháp đã thử nghiệm "chiến tranh tâm lý":

Tiến hóa lãnh thổ

Quá trình lãnh thổ của Madagascar thuộc Pháp
Diện tích (km²) Tiền thân Sáp nhập Tách rời Kế tục
Madagascar 587,040 Vùng bảo hộ Malagasy 28 tháng 2 năm 1897 26 tháng 6 năm 1960 Cộng hòa Malagasy
Mayotte 374 Mayotte và Phụ thuộc 25 tháng 7 năm 1912 27 tháng 10 năm 1946 Lãnh thổ Comoros
Anjouan 424
Grande Comore 1,148
Mohéli 290
Quần đảo Glorieuses (bao gồm Banc du Geyser) 7 1 tháng 4 năm 1960 Quản trị trực thuộc Tỉnh trưởng
Bassas da India 0.2 Trực tiếp quản lý bởi Bộ thuộc địa Pháp tháng 10 năm 1897
Đảo Europa 30
Juan de Nova 4.4
Vùng đất Adélie 432,000 21 tháng 11 năm 1924 6 tháng 8 năm 1955 Vùng đất phía Nam và Châu Nam Cực thuộc Pháp
Đảo Amsterdam 58
Quần đảo Crozet 352
Kerguelen 7,215
Đảo Saint-Paul 8

Xem thêm

Các bộ phận chính trị của Madagascar thuộc Pháp, 1948.

Bản mẫu:History of Madagascar

Tham khảo

  1. ^ “Britain's 'Abandonment' of Madagascar: The Anglo-French Convention of August 1890”. Jstor. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ a b “In Madagascar, People Remember One of the Deadliest French Colonial Wars in History”. globalvoices.org. 9 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ a b c “The Little-Known Story of Madagascar's Last Queen, Ranavalona III”. Smithsonian Magazine. 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ “1947, un massacre colonial français à Madagascar”. 28 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ “1947, un massacre colonial français à Madagascar”. 28 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ “1947, un massacre colonial français à Madagascar”. 28 tháng 3 năm 2017.

Bản mẫu:Madagascar topics


 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia