Mặc Kỳ Xú Nô
Mặc Kỳ Xú Nô (giản thể: 万俟丑奴; phồn thể: 万俟醜奴; bính âm: Mòqí Chǒunú, ? – 530) thủ lĩnh nghĩa quân cuối cùng ở khu vực Quan Lũng[1] trong giai đoạn sau của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy. Nguồn gốc tên họÔng là người dân tộc Hung Nô, vốn có họ là Mạch Kỳ (chữ Hán: 陌奇, bính âm: mòqí, chú âm :ㄇㄛˋ ㄑㄧˊ), chưa rõ vì sao lại lầm ra Mặc Kỳ (chữ 万 quen đọc là Vạn, chữ 俟 quen đọc là Sĩ). Bối cảnh và nguyên nhânQuá trình khởi nghĩaMặc Kỳ Xú Nô là bộ tướng của Cao Bình vương Hồ Sâm. Tháng 4 năm Chánh Quang thứ 6 (525), Hồ Sâm mệnh cho ông và Túc Cần Minh Đạt tiến đánh Kính Châu[2], cùng tướng Ngụy giữ thành là Lư Tổ Thiên, Y Úng Sanh giằng co. Triều đình mệnh cho Hành đài Đại đô đốc Tiêu Bảo Dần và Tây đạo đô đốc Thôi Duyên Bá soái 12 vạn tinh binh, 8000 thiết kỵ bắc tiến, đánh dẹp khởi nghĩa. Mặc Kỳ Xú Nô đóng trại ở tây bắc Kính Châu, không ngừng phái những cánh quân nhỏ quấy nhiễu, làm tổn thương nhuệ khí quan quân; tiếp đó lại dùng kế trá hàng, xuất kì bất ý đánh bại kẻ địch, mãnh tướng Thôi Duyên Bá tử trận, chủ tướng Tiêu Bảo Dần thua chạy, quan quân tử thương mấy vạn người, thanh thế nghĩa quân vang dội. Năm Hiếu Xương thứ 2 (526), Hồ Sâm bị hại, ông kế tục lãnh đạo khởi nghĩa. Năm sau (527), Mạc Chiết Niệm Sanh bị hại, bộ chúng của ông ta theo về với Mặc Kỳ Xú Nô. Tháng 7 năm Kiến Nghĩa đầu tiên (528), ông tự xưng thiên tử (không có quốc hiệu) ở trấn Cao Bình, đặt trăm quan. Bấy giờ Ba Tư hiến cho Bắc Ngụy một con sư tử, Sửu Nô cướp lấy, xem là vật may mắn, đặt niên hiệu là Thần Thú. Tháng 9 năm sau, Sửu Nô đánh hạ châu thành của Đông Tần Châu[3], giết thứ sử Cao Chi Lãng. Bấy giờ nghĩa quân không chế phần lớn khu vực giữa Kính Thủy, Kỳ Thủy, Tiêu Bảo Dần phản Ngụy thất bại, tiến thoái không xong, đành chịu đầu hàng Sửu Nô. Năm Vĩnh An thứ 3 (530), triều đình phái Nhĩ Chu Thiên Quang làm thống soái, Hạ Bạt Nhạc, Hầu Mạc Trần Duyệt làm phó, lãnh binh thảo phạt Mặc Kỳ Xú Nô. Sau vài thắng lợi nhỏ, Nhĩ Chu Thiên Quang dùng kế của Hạ Bạt Nhạc, đánh tiếng hưu chỉnh quân đội để tránh nóng. Sửu Nô tin là thật, thả cho nghĩa quân vừa cày cấy vừa phòng thủ, không ngờ quan quân ngầm cắt đứt tất cả đường lối, cản trở nghĩa quân tụ họp, rồi bất ngờ tập kích. Sửu Nô không địch nổi, bỏ Bình Đình[4] muốn chạy về Cao Bình. Hạ Bạt Nhạc đuổi nà không tha, giao chiến một ngày đêm, bắt được Sửu Nô ở hố Trường Bình thuộc Bình Lương[5]. Hạ Bạt Nhạc tiến vào Cao Bình, bắt được Tiêu Bảo Dần. Hai người bị giải về Lạc Dương, đem ra thị chúng rồi chém đầu. Tàn dư nghĩa quân do Mặc Kỳ Đạo Lạc soái lĩnh chạy vào núi Khiên Đồn, tiếp tục chiến đấu. Tham khảoXem thêm
Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia