Laminaria hyperborea

Laminaria hyperborea
Laminaria hyperborea
Phân loại khoa học
(không phân hạng)SAR
Liên ngành (superphylum)Heterokonta
Lớp (class)Phaeophyceae
Bộ (ordo)Laminariales
Họ (familia)Laminariaceae
Chi (genus)Laminaria
Loài (species)L. hyperborea
Danh pháp hai phần
Laminaria hyperborea
(Gunnerus) Foslie, 1884 [1]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Fucus hyperboreus Gunnerus, 1766
  • Laminaria cloustonii Edmondston, 1845
  • Laminaria hyperborea f. compressa Foslie, 1884 [1]

Laminaria hyperborea là một loài tảo nâu to lớn và còn là tảo bẹ thuộc họ Laminariaceae. Tên thường gọi của loài này là tanglecuvie. Tại phía bắc của biển Đại Tây Dương, loài này được tìm thấy ở tầng nước gần bờ biển. Laminaria hyperborea f. cucullata (P.Svensden & J.M.Kain, 1971) được biết đến với vai trò chắn sóng ở Scandinavia.[2]

Mô tả

Laminaria hyperborea thì dài đến 360 xen-ti-mét và nó dai[3]. Holdfast (một cấu trúc có hình dạng giống rễ giúp neo các sinh vật chẳn hạn như tảo lại) thì lớn, có hình nón, phân nhánh là rễ giả, nhìn giống như chân chim. Cuống thì tròn ở chỗ cắt ngang, thô, dày ở gốc và dần thon khi lên cao. Những cái cuống già hơn thì có những loại thực vật biểu sinh, chẳng hạn như là tảo đỏ. Lá mỏng, có màu nâu hơi vàng, tuổi thọ của nó có thể lên đến 15 năm.[3][4][5]

Laminaria hyperborea khác hẳn với Laminaria digitata với màu sắc nhạt và cuống dài hơn. Laminaria ochroleuca thì cũng tương tự nhưng sắc vàng thì nhiều và cuống thì lại không thô như ở L. hyperborea.

Phân bố

Chúng phân bố ở vùng đông bắc Đại Tây Dương, từ Scandinavia đến Tây Ban Nha, đảo Canary, biển Baltic và vùng biển bắc[6].

Chúng phát triển trên những bãi đá trong vùng nước gần bờ biển với độ sâu từ 10 mét (nơi nước còn đục) xuống đến 30 mét (nơi nước đã trong)[7]. Khi xuống độ sâu đến 15 mét thì mật độ phát triển dày đặc hơn và nó tạo thành rừng tảo bẹ và ở độ sâu hơn nữa thì mật độ của chúng lại dày đặc hơn.[8]

Sử dụng

Có một nghiên cho rằng nó có thể sử dụng như dầu mỏ.[9]

Người ta có thể trích xuất a-xít Alginic từ cuống của loài tảo này khi mắc phải lưới đánh cá tại Pháp, Ireland, ScotlandNorway. Bên cạnh đó, tại Norway, người ta còn dùng lưới đánh cá để thu hoạch chúng.[10]

Trong y học, nó còn dùng làm băng gạc chống kết dính do khả năng giữ và thấm hút nước. Và trong lúc lâm bồn, người ta còn dùng nó để nới lỏng cổ tử cung.[11]

Trong thực phẩm, người ta còn dùng nó làm trứng cá muối chay.

Tham khảo

  1. ^ a b Laminaria hyperborea (Gunnerus) Foslie, 1884 World Register of Marine Species. Truy cập 2011-09-22.
  2. ^ Athanasiadis, A. (1996). Taxonomisk litteratur och biogeografi av Skandinaviska rödalger och brunalger. pp. 280. Göteborg: Algologia.
  3. ^ a b Newton, L. 1931. A Handbook of the British Seaweeds. British Museum, London
  4. ^ Laminaria hyperborea (Gunnerus) Foslie Lưu trữ 2011-11-10 tại Archive.today The Seaweed Site.
  5. ^ Kain, Joanna M.; Jones, N.S. (1977). “The biology of Laminaria hyperborea. X. The effect of depth on some populations”. Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom. 57 (3): 587–607. doi:10.1017/S0025315400025054.
  6. ^ Laminaria hyperborea (Gunnerus) Foslie AlgaeBase. Truy cập 2011-09-22.
  7. ^ Tangle or cuvie - Laminaria hyperborea Marine Life Information Network. Truy cập 2011-09-22.
  8. ^ Larkum,A.W.D. (1972). “Frond Structure and Growth in Laminaria hyperborea”. Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom. 52 (2): 405–418. doi:10.1017/S0025315400018762.
  9. ^ Jupp Barry P., Drew Edward A. (1974). “Studies on the growth of Laminaria hyperborea (Gunn.) Fosl. I. Biomass and productivity”. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 15 (2): 185–196. doi:10.1016/0022-0981(74)90044-6.
  10. ^ McHugh, D.J. 1987 (ed.), 1987. Production and utilization of products from commercial seaweeds. FAO Fish.Tech.Pap., (288):189 p. Retrieved 2011-09-22.
  11. ^ Scottish plant uses: Laminaria hyperborea Lưu trữ 2003-11-14 tại Wayback Machine Retrieved 2011-09-22.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia