Lực lượng Quds được thành lập trong Chiến tranh Iran-Iraq như một đơn vị đặc biệt của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo. Lực lượng này có sứ mệnh giải phóng các vùng đất Hồi giáo bị chiếm, đặc biệt là al-Quds, từ đó lấy tên là "Lực lượng Jerusalem".[13]
Cả trong và sau chiến tranh, Lực lượng Quds đã hỗ trợ cho người Kurd chống lại Saddam Hussein. Năm 1982, một đơn vị Quds đã được triển khai đến Liban, nhằm hỗ trợ cho sự hình thành của Hezbollah.[14] Lực lượng cũng mở rộng hoạt động sang nước láng giềng Afghanistan, đáng chú ý nhất là trợ giúp Hezbe Wahdat của Abdul Ali Mazari trong những năm 1980 chống lại chính phủ Mohammad Najibullah. Sau đó, nó bắt đầu tài trợ và hỗ trợ Liên minh phương Bắc của Ahmad Shah Massoud chống lại Taliban.[15] Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Lực lượng Quds được chuyển sang giúp đỡ quân nổi dậy Taliban chống lại chính quyền Karzai do NATO hậu thuẫn.[16][17][18][19][20][21] Cũng có báo cáo về việc đơn vị này hỗ trợ cho người Hồi giáo Bosnia chiến đấu với người Serb Bosnia trong cuộc chiến Nam Tư.[22][23]
Theo tờ báo Ai CậpAl-Ahram, cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã giúp tài trợ cho Lực lượng Quds khi ông đóng quân tại khu vực đồn trú Ramazan gần Iraq vào cuối những năm 1980.
Vào tháng 1 năm 2010, theo Viện Chính sách Cận Đông của Washington, nhiệm vụ của Lực lượng Quds đã được mở rộng và lực lượng này cùng với Hezbollah bắt đầu một chiến dịch tấn công mới nhắm vào không chỉ Mỹ và Israel mà cả các cơ quan phương Tây khác.[24]
Vào tháng 1 năm 2020, chỉ huy Quds, Thiếu tướng Qasem Soleimani đã thiệt mạng trong một cuộc không kích vào căn cứ quân sự gần Sân bay Quốc tế Baghdad.[25]
^In tiếng Ba Tư: نیروی قدسNīrū-ye Qods, or سپاه قدسSepāh-e Qods ("Qods Corps"). Also transliterated as Qods, Ghods, and al-Quds. From the word al-Quds, meaning Jerusalem and Beit al-Quds. Sometimes abbreviated as IRGC-QF.
^Matusitz, Jonathan (2014), “Al-Quds: The Muslim Jerusalem”, Symbolism in Terrorism: Motivation, Communication, and Behavior, Rowman & Littlefield, tr. 117, ISBN978-1442235793