Bờ Tây

Bản đồ Bờ Tây.

Bờ Tây (Tây Ngạn, West Bank) là một vùng lãnh thổ nằm kín trong lục địa tại Trung Đông, là một lãnh thổ đất liền gần bờ biển Địa Trung Hải của Tây Á, tạo thành phần lớn lãnh thổ hiện nay dưới sự kiểm soát của Israel,[1] hoặc dưới sự kiểm soát chung của Israel-Palestine, và tình trạng cuối cùng của toàn bộ khu vực vẫn chưa được quyết định bởi các bên liên quan.[2]

Các biên giới của Bờ Tây được xác định bởi các đường ngừng bắn của Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau sự giải tán nước Palestine ủy trị của Anh Quốc, khi nó bị Jordan chiếm và sáp nhập. Từ năm 1948 tới tận năm 1967 vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của Jordan, dù Jordan không ngừng tuyên bố chủ quyền với nó cho đến tận năm 1988. Vùng này do Israel kiểm soát vào năm 1967 trong Cuộc chiến sáu ngày, ngoại trừ Đông Jerusalem. Trước năm 1948 vùng này là một phần của Vùng ủy trị Anh được lập nên sau sự giải tán Đế chế Ottoman. Nằm ở phía tây và tây nam Sông Jordan ở phần phía bắc của vùng Palestine tại Trung Đông, nó có chung biên giới với Israel ở phía tây, bắc, và nam, với Jordan ở phía đông. 40% vùng này (gồm cả đa số dân cư của nó) đang nằm dưới quyền tài phán hạn chế của Chính quyền Palestine, trong khi Israel vẫn giữ quyền kiểm soát chính (gồm các vùng định cư Israel, các vùng nông thôn, và các vùng biên giới.[3]

Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, có diện tích đất 5,640 km2 cộng với một diện tích mặt nước là 220 km2, bao gồm một phần tư về phía tây bắc của Biển Chết.[3] Tính tới tháng 7 năm 2015 nó có dân số ước tính khoảng 2.785.366 người Palestine,[3] và khoảng 371.000 người định cư Israel,[3] và khoảng 212.000 người Do Thái Israel ở Đông Jerusalem.[3] Cộng đồng quốc tế xem các khu định cư của Israel ở Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, là bất hợp pháp [5] theo luật quốc tế, mặc dù Israel tranh cãi về vấn đề này.[4][5][6][7]

Phán quyết tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế (2004) kết luận, các sự kiện xảy ra sau cuộc chiếm đóng Bờ Tây của Israel năm 1967, bao gồm Luật Jerusalem, hiệp ước hòa bình của Israel với Jordan và Hiệp định Oslo, không thay đổi trạng thái của Bờ Tây (bao gồm Đông Jerusalem) là lãnh thổ bị chiếm đóng bởi Israel là thế lực đang nắm quyền lực. Tình trạng của Đông Jerusalem bị tranh cãi rất nhiều. Israel đã sáp nhập nó, không còn coi nó là một phần của Bờ Tây; tuy nhiên việc sáp nhập không được bất kỳ một nước nào công nhận, kể cả Liên hiệp quốc. Mặc dù vậy, nó thường được coi là một phần bị tách rời khỏi Bờ Tây vì tầm quan trọng của nó; ví dụ, Hiệp ước hòa bình Oslo coi tình trạng của Đông Jerusalem là việc không liên quan tới tình trạng của những vùng lãnh thổ Palestine khác, và sẽ được giải quyết trong tương lai sau này.

Ngày 6/12/2017 tổng thống Mỹ Donal Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và cho đặt trụ sở đại sứ quán Mỹ tại thành phố này. Vụ việc này đã làm cho tình hình nơi đây đang căng thẳng lại càng căng thẳng tồi tệ hơn, kết quả đã xảy ra các cuộc biểu tình phản đối của người dân Palestine đối với tuyên bố đơn phương của tổng thống Mỹ, rồi tiếp đến là những vụ bạo lực, đụng độ giữa hai bên xảy ra đã làm cho nhiều người bị chết và bị thương.

Nhân khẩu học Bờ Tây

Bờ Tây là nơi sinh sống của khoảng gần 2.8 triệu người, 2.4 triệu người Palestine, hơn 400.000 người định cư Israel (gồm cả những người ở Đông Jerusalem), và các nhóm dân tộc thiểu số như người Samaritan với số lượng vài trăm tới vài ngàn người.

Những người Do thái định cư đa số sống tại các khu định cư Israel, dù dân cư sống tại các vùng Ả rập quanh Jerusalem và Hebron. Những trao đổi giữa hai xã hội đó nói chung đã giảm sút nhiều trong những năm gần đây vì lý do an ninh, dù các quan hệ kinh tế thường phát triển giữa những khu định cư Israel và các làng của người Palestine gần nhau [cần dẫn nguồn].

Gần 30% người Palestine sống tại Bờ Tây là những người tị nạn hay con cháu của họ, những người đã phải chạy trốn hay bị trục xuất khỏi Israel trong Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 (xem Cuộc di cư của người Palestine).[1],[2] Lưu trữ 2011-01-29 tại Wayback Machine,[3]

Con số chính xác tổng số dân ở đây còn bị tranh cãi theo một cuộc nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Herzliya lần thứ sáu về Sự cân bằng an ninh quốc gia Israel. [4]

Các thành phố tại Bờ Tây

Bản đồ các khu định cư Israel, màu xanh dương, tại Bờ Tây

Khu vực đông dân cư nhất của Bờ Tây là vùng núi non, chạy từ phía bắc xuống phía nam, nơi có các thành phố Đông Jerusalem, Nablus, Ramallah, Bethlehem, và Hebron. Jenin, ở phía cực bắc Bờ Tây nằm tại cạnh phía nam của Thung lũng Jezreel, QalqilyahTulkarm nằm ở những vùng chân núi bên cạnh đồng bằng ven biển Israel, và Jericho ở gần Sông Jordan, ngay phía bắc Biển Chết.

Ma'ale Adumim (khoảng 6 km phía đông Jerusalem), Modi'in Illit, Betar IllitAriel là những khu định cư Israel lớn nhất tại đây. Xem thêm: Danh sách các thành phố ở các vùng Chính quyền Palestine

Nguồn gốc tên gọi

Bờ Tây

Bờ Tây thực ra là cách nói tắt của Bờ Tây sông Jordan.

Cho tới tận năm 1948–1949 vùng này không hề hiện diện với tư cách riêng biệt, sau đó nó được xác định bởi Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Jordan. Cái tên "Bờ Tây" rõ ràng lần đầu tiên được người Jordan sử dụng thời họ sáp nhập vùng này và đã trở thành cái tên thông thường nhất được dùng trong tiếng Anh và các ngôn ngữ có liên quan khác. Trước khi có tên này, vùng được gọi là Judea và Samaria, cái tên từ trong lịch sử lâu dài của nó. Ví dụ, Nghị quyết 181 của Liên hiệp quốc, Kế hoạch phân chia năm 1947 rõ ràng coi nó là một phần của Judea và Samaria. Về các biên giới được công bố trong nghị quyết xem văn bản here Lưu trữ 2006-10-29 tại Wayback Machine.

Cisjordan/Transjordan (Nội/Ngoại Jordan)

Cái tên tiếng Latin mới, Cisjordan hay Cis-Jordan (theo nghĩa đen "ở phía bên này [Sông] Jordan", có thể dịch ra tiếng Việt là Nội Jordan) là tên được sử dụng nhiều nhất trong những ngôn ngữ hệ Roman, một phần đang bị tranh cãi về nghĩa lôgíc vì từ "[sông] bờ" không nên đem ra áp dụng cho một vùng núi non. Từ tương tự Transjordan (Ngoại Jordan) trong lịch sử thường được dùng để chỉ nước Jordan hiện nay nằm ở "bờ đông" của Sông Jordan. Trong tiếng Anh, cái tên "Cisjordan" cũng được dùng để chỉ toàn bộ vùng giữa Sông JordanBiển Địa Trung Hải, nhưng việc dùng theo nghĩa đó rất hiếm thấy trong vài thập kỷ trước. Trong tiếng Anh, việc sử dụng cái tên Bờ Tây đã trở nên quá quen thuộc cho toàn bộ thực thể địa-chính trị này. Đối với vùng thấp nằm trực tiếp phía tây Jordan, cái tên Thung lũng Jordan được dùng để thay thế, Judea và Samaria, cũng đã được dùng nhiều bởi người Do Thái và các dân tộc khác từ thời Kinh Thánh.

Thuật ngữ chính trị

Người Israel coi vùng này vừa là một, vừa là hai thực thể: "Bờ Tây" (tiếng Hebrew: "ha-Gada ha-Ma'aravit" "הגדה המערבית"), hay: Judea (tiếng Hebrew: "Yehuda" "יהודה") và Samaria (tiếng Hebrew: "Shomron" "שומרון"), theo hai vương quốc được ghi lại trong Kinh thánh (Vương quốc Judah ở phía nam và Vương quốc Israel ở phía bắc — thời trước, thủ đô của nó là thị trấn Samaria). Biên giới giữa Judea và Samaria là một vành đai lãnh thổ nằm trực tiếp phía bắc Jerusalem thỉnh thoảng được gọi là "vùng đất của Benjamin".

Tình trạng

Bản đồ Bờ Tây (với Dải Gaza), thể hiện các vùng về hình thức thuộc chính quyền Palestine màu xanh tối và những vùng do Israel quản lý màu xanh sáng.

Tình trạng tương lai của Bờ Tây và Dải Gaza trên bờ biển Địa Trung Hải, đã là chủ đề đàm phán của người Palestine và người Israel, dù Tiến trình hòa bình hiện nay, do "Nhóm bộ tứ" gồm Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu, và Liên Hợp Quốc đưa ra, đã đề xuất một nhà nước Palestine độc lập tại những lãnh thổ đó cùng tồn tại với Israel (xem thêm Những đề xuất về một nhà nước Palestine).

Người Palestine tin rằng Bờ Tây phải là một phần của quốc gia có chủ quyền của họ, và rằng sự hiện diện quân sự của Israel là một sự vi phạm vào quyền tự quyết của họ. Liên hiệp quốc gọi đó là Bờ Tây và Dải Gaza bị Israel chiếm đóng (see Các lãnh thổ bị Israel chiếm đóng). Hoa Kỳ nói chung đồng ý với định nghĩa này. Nhiều người Israel và những người ủng hộ họ thích thuật ngữ các vùng lãnh thổ tranh chấp, cho rằng nó gần với một quan điểm nhìn nhận trung lập hơn; quan điểm này không được đa số quốc gia thừa nhận, họ coi "bị chiếm đóng" là việc miêu tả trung lập cho tình trạng hiện nay.

Israel đưa ra lý lẽ [cần dẫn nguồn] rằng sự hiện diện của họ là hợp pháp bởi vì:

  1. Biên giới phía đông của Israel chưa bao giờ được bất kỳ bên nào xác định;
  2. Các lãnh thổ tranh chấp chưa từng là một phần của bất kỳ quốc gia nào (sự sáp nhập của Jordan chưa bao giờ được chính thức công nhận) từ thời điểm Đế chế Ottoman;
  3. Theo Hiệp định hòa bình Trại David (1978) với Ai Cập, thỏa thuận năm 1994 với JordanHiệp định hòa bình Oslo với PLO, tình trạng cuối cùng của những vùng lãnh thổ sẽ chỉ được xác định khi có một thỏa thuận lâu dài giữa Israel và Palestine.

Ý kiến chung của người Palestine đều là nhất trí chống lại sự hiện diện quân sự và định cư của Israel tại Bờ Tây và coi đó là sự vi phạm vào quyền thành lập nhà nước cũng như chủ quyền của họ. Ý kiến của Israel bị chia rẽ thành một số quan điểm:

  • Rút quân toàn bộ hay một phần khỏi Bờ Tây với hy vọng cùng tồn tại hòa bình với tư cách là các nước riêng biệt (thỉnh thoảng được gọi là quan điểm "đổi đất lấy hòa bình"); (Theo một cuộc trưng cầu dân ý năm 2003, 73% người Israel ủng hộ thỏa thuận hòa bình dựa trên nguyên tắc này [5] Lưu trữ 2007-02-10 tại Wayback Machine).
  • Tiếp tục giữ sự hiện diện quân sự ở Bờ Tây để kìm chế chủ nghĩa khủng bố Palestine bằng biện pháp ngăn chặn hay can thiệp quân sự, trong khi từ bỏ sự kiểm soát chính trị ở một số mức độ;
  • Sáp nhập Bờ Tây trong khi coi người dân Palestine là (ví dụ) công dân của Jordan với sự cho phép sinh sống tại Israel theo Kế hoạch hòa bình Elon;
  • Sáp nhập Bờ Tây và đồng hóa người Palestine thành những công dân Israel thực sự;
  • Sáp nhập Bờ Tây và di chuyển một phần hay toàn bộ người dân Palestine (một cuộc trưng cầu dân ý năm 2002 thời kỳ đỉnh điểm của phong trào Al Aqsa intifada cho thấy 46% người dân Israel thích di chuyển người Palestine [6] Lưu trữ 2006-01-03 tại Wayback Machine; trong hai cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 sử dụng các biện pháp tìm hiểu khác nhau cho thấy con số này là gần 30%).[7] Lưu trữ 2006-05-15 tại Wayback Machine

Lịch sử

Những vùng lãnh thổ được gọi là Bờ Tây từng là một phần của Quốc gia Ủy trị Palestine do Liên đoàn quốc gia trao cho Anh Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Biên giới hiện nay của Bờ Tây không phải là đường phân chia theo bất kỳ kiểu nào trong giai đoạn ủy trị. Khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ phiếu năm 1947 để chia Palestine thành Nhà nước Do Thái, một Nhà nước Ả rập, và vùng đất Jerusalem do quốc tế quản lý, hầu như tất cả Bờ Tây đều đã được phân chia cho các quốc gia Ả rập. Trong cuộc chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau đó, lãnh thổ này bị vương quốc Jordan chiếm. Nó bị Jordan sáp nhập năm 1950 nhưng sự sáp nhập này chỉ được Anh công nhận. (Pakistan thường thường, những rõ ràng là không thể [8] Lưu trữ 2007-06-28 tại Wayback Machine tuyên bố cũng công nhận điều đó.)

Những thỏa thuận đình chiến năm 1949 đã lập ra "Đường Xanh" phân chia những vùng lãnh thổ do Israel và Jordan kiểm soát. Trong thập niên 1950, đã có một làn sóng di cư của người tị nạn Palestine và bạo lực cùng với những cuộc tấn công liên tục của Israel qua Đường Xanh. Trong Cuộc chiến sáu ngày năm 1967, Israel đã chiếm vùng lãnh thổ này và vào tháng 11 năm 1967, Nghị quyết 242 của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã được thống nhất thông qua. Tất cả các bên cuối cùng đã chấp nhận nó và đồng ý hiệu lực của nó đối với Bờ Tây.

Năm 1988, Jordan nhường yêu cầu chủ quyền Bờ Tây cho Tổ chức giải phóng Palestine, là "đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Palestine."[9][10] Lưu trữ 2009-10-21 tại Wayback Machine

Năm 1993 Thỏa thuận hòa bình Oslo tuyên bố tình trạng cuối cùng của Bờ Tây sẽ là chủ đề của những dàn xếp sắp tới giữa Israel và lãnh đạo Palestine. Theo những thỏa thuận tạm thời đó, Israel đã rút quân khỏi một số vùng tại Bờ Tây, và sau đó nó được chia thành:

  • Vùng thuộc Palestien (Vùng A)
  • Vùng thuộc quyền kiểm soát của Israel, nhưng Palestine quản lý (Vùng B)
  • Vùng thuộc Israel (Vùng C)

Vùng B và C chiếm phần lớn lãnh thổ, gồm những vùng nông thôn và vùng châu thổ Sông Jordan, trong khi những vùng đô thị – nơi sinh sống của phần đông người dân Palestine – đều thuộc Vùng A.

(Xem Những khu định cư Israel về tranh luận về tính hợp pháp của những khu định cư Israel tại Bờ Tây.)

Vận tải và viễn thông

Đường sá

Bờ Tây có 4.500 km đường bộ, trong số đó 2.700 km được trải nhựa. Để ngăn chặn những vụ bắn tỉa của người Palestine, một số đường cao tốc, đặc biệt là những đoạn đường dẫn tới các khu định cư, đã bị ngăn chặn hoàn toàn đối với những xe ô tô đeo biển số của Palestine, trong khi những phần khác chỉ dành cho vận chuyển công cộng và những người Palestine có giấy phép đặc biệt của chính quyền Israel [11].

Israel giữ 50+ điểm kiểm soát ở Bờ Tây [12]. Việc giới hạn di chuyển cũng áp dụng trên những tuyến đường chính trước kia thường được người Palestine dùng để di chuyển giữa các thành phố, và những hạn chế đó bị lên án là gây ra tình trạng nghèo khổ và giảm phát kinh tế ở Bờ Tây [13]. Từ đầu năm 2005, đã có một số cải thiện trong những hạn chế đó. Theo những báo cáo về nhân quyền gần đây, "Israel đã có những cố gắng nhằm cải thiện việc di chuyển của người Palestine ở Bờ Tây. Họ đã làm điều này bằng cách xây dựng những đường ngầm và các cây cầu (28 trong số đó đang được xây dựng và 16 chiếc đang được xếp đặt kế hoạch) để nối những vùng lãnh thổ Palestine bị phân chia với nhau bởi các khu định cư Israel bằng những đường vòng" [14] và bằng cách dời bỏ các điểm kiểm soát và các chướng ngại vật, hay bằng cách không phản ứng lại việc dời đi của người Palestine hay sự ăn mòn tự nhiên của những chướng ngại vật khác. "Tác động (của những hành động đó) được thấy ở khả năng di chuyển dễ dàng hơn giữa các làng với nhau và giữa các làng với các thành phố" [15].

Tuy nhiên, những chướng ngại vật bao quanh các trung tâm đô thị Palestine đặc biệt là Nablus và Hebron, vẫn còn đó. Hơn nữa, các lực lượng phòng vệ Israel cấm các công dân Israel vào những vùng đất do Palestine kiểm soát (Vùng A).

Các sân bay

Bờ Tây có ba sân bay có đường băng bê tông hiện chỉ được sử dụng cho mục đích quân sự. Sân bay dân dụng duy nhất, Sân bay Atarot, chỉ dành riêng cho người Israel, đã bị đóng cửa năm 2001 vì phong trào Intifada. Trước kia người Palestine có thể sử dụng Sân bay quốc tế Ben Gurion của Israel với giấy phép đặc biệt; tuy nhiên, Israel đã ngừng cấp những giấy phép đó, và người Palestine muốn di chuyển bằng máy bay chỉ có cách là đi qua biên giới trên bộ với Jordan hay Ai Cập để tới những sân bay tại các quốc gia đó [16].

Đường sắt

Không có các hệ thống đường sắt đang hoạt động.

Telecom

Các công ty viễn thông Bezeq của Israel và PalTel của Palestine chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ viễn thông ở Bờ Tây.

Đài phát thanh và Vô tuyến truyền hình

Công ty truyền hình Palestine phát sóng từ một trạm AM tại Ramallah trêm tần số 675 kHz; nhiều đài phát sóng tư nhân khác cũng đang hoạt động. Đa số các gia đình Palestine đều có đài và TV, và các ăng ten vệ tinh để thu truyền hình rất phổ biến. Gần đây, PalTel đã thông báo và đã bắt đầu triển khai dịch vụ ADSL cho mọi gia đình và công sở.

Giáo dục ở mức độ cao

Trước năm 1967, không có những trường đại học lớn ở Bờ Tây. Chỉ có một số viện nghiên cứu nhỏ; ví dụ, An-Najah, khởi đầu chỉ là một trường sơ cấp năm 1918, trở thành trường cao đẳng năm 1963. Bởi vì chính phủ Jordan không cho phép thành lập các trường đại học như vậy ở Bờ Tây, vì thế các sinh viên Palestine phải đi ra nước ngoài như Jordan, Liban, hay châu Âu để có được những bằng cấp cao hơn.

Sau khi vùng này bị Israel chiếm trong Cuộc chiến sáu ngày, nhiều viện giáo dục đã được phát triển ở những mức độ giáo dục đầy đủ nhất, trong khi nhiều trường đại học mới được thành lập. Tổng số, có không ít hơn bảy trường đại học hoạt động ở Bờ Tây từ năm 1967:

Đa số các trường đại học ở Bờ Tây đều có các hội chính trị sinh viên đang hoạt động, và những cuộc bầu cử các đại diện trong hội đông sinh viên thường xảy ra cùng với những cuộc sáp nhập đảng phái. Dù việc thành lập các trường đại học ban đầu được chính quyền Israel cho phép, một số trường thỉnh thoảng bị Cơ quan quản lý dân sự Israel ra lệnh đóng cửa trong thập kỷ 1970 và 1980 để ngăn chặn các hoạt động chính trị và bạo lực chống lại IDF (Lực lượng phòng vệ Israel). Một số trường đại học vẫn bị đóng cửa theo mệnh lệnh quân sự trong nhiều năm ngay sau khi phong trào Intifada của người Palestine nổ ra và những năm sau này, nhưng phần lớn đã mở cửa trở lại từ sau Thỏa thuận hòa bình Oslo dù có sự bùng phát của Al-Aqsa Intifada năm 2000.

Việc thành lập các trường đại học Palestine đã làm tăng nhanh chóng trình độ giáo dục của người dân ở Bờ Tây. Theo một nghiên cứu của Đại học Birzeit, số người Palestine lựa chọn các trường đại học địa phương so với các trường đại học ngoại quốc đã tăng rất ổn định; năm 1997, 41% người Palestine có bằng cử nhân đã có được chúng từ các trường Palestine [24] Lưu trữ 2007-09-26 tại Wayback Machine. Theo UNESCO, người Palestine là một trong những nhóm người có giáo dục cao nhất Trung Đông "dù thường có hoàn cảnh khó khăn" [25]. Tỷ lệ biết chữ của người Palestine ở Bờ Tây (và Gaza) (89%) cao thứ ba trong vùng sau Israel (95%) và Jordan (90%) [26] Lưu trữ 2006-01-04 tại Wayback Machine[27] Lưu trữ 2006-05-24 tại Wayback Machine [28] Lưu trữ 2006-05-24 tại Wayback Machine.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ About 90 percent of the Jordan valley alone is in the West Bank zone and known as "Area C", an area given over to full Israeli control. See: Benhaida, Sarah (ngày 3 tháng 8 năm 2016). “Israeli army donkey sales stir Palestinian outrage” (bằng tiếng Anh). AFP (via Yahoo.com). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ 1995 Oslo Interim Agreement Lưu trữ 2015-10-01 tại Wayback Machine. Text of the Accord
  3. ^ a b c d e “The World Factbook – Middle East: West Bank”. Central Intelligence Agency. ngày 25 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Roberts, Adam. “Prolonged Military Occupation: The Israeli-Occupied Territories Since 1967”. The American Journal of International Law. American Society of International Law. 84 (1): 85–86. doi:10.2307/2203016. The international community has taken a critical view of both deportations and settlements as being contrary to international law. General Assembly resolutions have condemned the deportations since 1969, and have done so by overwhelming majorities in recent years. Likewise, they have consistently deplored the establishment of settlements, and have done so by overwhelming majorities throughout the period (since the end of 1976) of the rapid expansion in their numbers. The Security Council has also been critical of deportations and settlements; and other bodies have viewed them as an obstacle to peace, and illegal under international law... Although East Jerusalem and the Golan Heights have been brought directly under Israeli law, by acts that amount to annexation, both of these areas continue to be viewed by the international community as occupied, and their status as regards the applicability of international rules is in most respects identical to that of the West Bank and Gaza.
  5. ^ Pertile, Marco (2005). “'Legal Consequences of the Construction of a Wall in the Occupied Palestinian Territory': A Missed Opportunity for International Humanitarian Law?”. Trong Conforti, Benedetto; Bravo, Luigi (biên tập). The Italian Yearbook of International Law. 14. Martinus Nijhoff Publishers. tr. 141. ISBN 978-90-04-15027-0. the establishment of the Israeli settlements in the Occupied Palestinian Territory has been considered illegal by the international community and by the majority of legal scholars.
  6. ^ Barak-Erez, Daphne (2006). “Israel: The security barrier—between international law, constitutional law, and domestic judicial review”. International Journal of Constitutional Law. Oxford University Press. 4 (3): 548. doi:10.1093/icon/mol021. The real controversy hovering over all the litigation on the security barrier concerns the fate of the Israeli settlements in the occupied territories. Since 1967, Israel has allowed and even encouraged its citizens to live in the new settlements established in the territories, motivated by religious and national sentiments attached to the history of the Jewish nation in the land of Israel. This policy has also been justified in terms of security interests, taking into consideration the dangerous geographic circumstances of Israel before 1967 (where Israeli areas on the Mediterranean coast were potentially threatened by Jordanian control of the West Bank ridge). The international community, for its part, has viewed this policy as patently illegal, based on the provisions of the Fourth Geneva Convention that prohibit moving populations to or from territories under occupation.
  7. ^ Drew, Catriona (1997). “Self-determination and population transfer”. Trong Bowen, Stephen (biên tập). Human rights, self-determination and political change in the occupied Palestinian territories. International studies in human rights. 52. Martinus Nijhoff Publishers. tr. 151–152. ISBN 978-90-411-0502-8. It can thus clearly be concluded that the transfer of Israeli settlers into the occupied territories violates not only the laws of belligerent occupation but the Palestinian right of self-determination under international law. The question remains, however, whether this is of any practical value. In other words, given the view of the international community that the Israeli settlements are illegal under the law if belligerent occupation, what purpose does it serve to establish that an additional breach of international law has occurred?

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia