Lý Mậu có thể là tên của:
- Lý Mậu, quan viên nhà Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.
- Lý Mậu, tông thất nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.
- Lý Mậu (chữ Hán: 李茂), tấm gương hiếu tử đời Minh trong lịch sử Trung Quốc. Mậu là sanh viên huyện Trừng Thành, Thiểm Tây. Mẹ mắc chứng ác sang (tức mụn nhọt độc lở loét), Mậu ban ngày hút mủ – máu, ban đêm cầu khấn với trời. Đến khi mẹ mất, Mậu cất chòi bên mộ, sớm tối thương khóc. Trời đổ mưa lớn, sợ mộ bị lở, Mậu ôm lấy mộ mà khóc, mưa dứt mới thôi. Cha mất, Mậu cũng cất chòi như vậy. Năm Thành Hóa thứ 2 (1466), Mậu được triều đình biểu dương. Mậu có hai con trai là Biểu, Sâm; Sâm là Quốc tử sanh. Mậu mất, hai anh em cùng cất chòi bên mộ. Năm Hoằng Trị thứ 5 (1492), hai anh em được triều đình biểu dương. Con trai của Biểu là Lý Tuấn cũng là Quốc tử sanh, khi Biểu mất thì Tuấn mới đến tuổi trưởng thành, cất chòi bên mộ đến trọn tang kỳ. Mẹ mất, Tuấn cũng làm vậy. Năm Chánh Đức thứ 4 (1509), Tuấn được triều đình biểu dương. Tham khảo Minh sử quyển 296, liệt truyện đệ 184 – Hiếu nghĩa truyện 1: Khâu Đạc (phụ: Lý Mậu).
- Lý Mậu (chữ Hán: 李懋), phương sĩ hoạt động ở miền bắc Trung Quốc vào cuối đời Kim trong lịch sử Trung Quốc. Thời Kim Ai Tông, Mậu vân du ở Kinh Triệu, Hành tỉnh Hoàn Nhan Hợp Đạt yêu đạo thuật của ông, tiến cử lên hoàng đế. Ai Tông hỏi thăm về quốc vận, Mậu trả lời không hề kiêng dè; triều thần hằng ngày đến hỏi han, ông luôn đáp đâu trúng đấy, được mọi người xem là thần. Ai Tông ghét Mậu nói năng quá xấc xược, sai sứ giả đi giết ông. Mậu ở nhà chùa Phồn Đài, gặp sứ giả đưa rượu độc đến, cười nói: "Là vậy đấy!" Sứ giả hỏi: "Sao nói thế?" Mậu đáp: "Số ta sẽ hết vào ngày hôm nay. Còn nói thêm làm gì?" Mậu tự cầm bình rượu mà uống, rồi chết. Tham khảo Kim sử quyển 131, liệt truyện 69 - Hoạn giả phương kĩ truyện: Lý Mậu.
Xem thêm
|