Kim Môn (huyện cũ)
Kim Môn là một huyện cũ thuộc tỉnh Hải Hưng, sau thuộc tỉnh Hải Dương. Huyện được thành lập từ ngày 24 tháng 2 năm 1979 trên cơ sở hợp nhất huyện Kim Thành và huyện Kinh Môn. Phía Bắc giáp huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Nam Thanh, phía Đông giáp ba huyện Thủy Nguyên, An Hải và An Thụy của thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp huyện Chí Linh. Trước khi hợp nhất:
Sau khi hợp nhất, xã Phúc Thành thuộc huyện Kim Thành đổi tên thành xã Phúc Thành A còn xã Phúc Thành thuộc huyện Kinh Môn đổi tên thành xã Phúc Thành B, huyện Kim Môn gồm 45 xã: An Lưu, An Phụ, An Sinh, Bạch Đằng, Bình Dân, Cẩm La, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Gia, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Hòa, Hiệp Sơn, Hoành Sơn, Kim Anh, Kim Đính, Kim Khê, Kim Lương, Kim Tân, Kim Xuyên, Lạc Long, Lai Vu, Lê Ninh, Liên Hòa, Long Xuyên, Minh Hòa, Minh Tân, Ngũ Phúc, Phạm Mệnh, Phú Thứ, Phúc Thành A, Phúc Thành B, Quang Trung, Tam Kỳ, Tân Dân, Thái Sơn, Thái Thịnh, Thăng Long, Thất Hùng, Thượng Quận, Thượng Vũ, Tuấn Hưng, Việt Hưng. Ngày 7 tháng 10 năm 1995, thành lập thị trấn Phú Thái - thị trấn huyện lỵ huyện Kim Môn - trên cơ sở 214,17 hécta diện tích tự nhiên và 2.700 nhân khẩu của xã Phúc Thành A; 53,39 hécta diện tích tự nhiên và 1.650 nhân khẩu của xã Kim Anh. Ngày 28 tháng 10 năm 1996, thành lập thị trấn An Lưu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã An Lưu. Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Kim Môn gồm 2 thị trấn: Phú Thái, An Lưu và 44 xã: An Phụ, An Sinh, Bạch Đằng, Bình Dân, Cẩm La, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Gia, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Hòa, Hiệp Sơn, Hoành Sơn, Kim Anh, Kim Đính, Kim Khê, Kim Lương, Kim Tân, Kim Xuyên, Lạc Long, Lai Vu, Lê Ninh, Liên Hòa, Long Xuyên, Minh Hòa, Minh Tân, Ngũ Phúc, Phạm Mệnh, Phú Thứ, Phúc Thành A, Phúc Thành B, Quang Trung, Tam Kỳ, Tân Dân, Thái Sơn, Thái Thịnh, Thăng Long, Thất Hùng, Thượng Quận, Thượng Vũ, Tuấn Hưng, Việt Hưng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Kim Môn thuộc tỉnh Hải Dương vừa được tái lập. Ngày 17 tháng 2 năm 1997, huyện Kim Môn lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Kim Thành và Kinh Môn:
Chú thíchTham khảo |
Portal di Ensiklopedia Dunia