Karl I, Thân vương xứ Liechtenstein
Karl I xứ Liechtenstein (30 tháng 7 năm 1569 – 12 tháng 2 năm 1627), là thành viên đầu tiên của Gia tộc Liechtenstein trở thành Thân vương xứ Liechtenstein, do đó ông là người sáng lập Gia đình Hoàng gia Liechtenstein. Karl là con trai cả của Hartmann II, Nam tước xứ Liechtenstein (1544–1585) và vợ là Nữ bá tước Anna Maria xứ Ortenburg (1547–1601). Hoàng đế Rudolf II của Đế chế La Mã thần thánh đã bổ nhiệm Karl làm quan phụ chính (Obersthofmeister), một vị trí quan trọng trong triều đình của ông. Karl giữ vị trí này cho đến năm 1607. Trong một cuộc tranh chấp đất đai giữa Rudolf II và người thừa kế ngai vàng, Đại công tước Mathias, Karl đã đứng về phía Mathias, người đã phong Karl làm Thân vương cha truyền con nối vào năm 1608, để cảm ơn sự giúp đỡ của Karl. Năm 1614, Karl đã thêm Công quốc Troppau vào tài sản của mình. Để cảm ơn vì đã hỗ trợ thêm trong Trận Núi Trắng, Karl được bổ nhiệm vào các vị trí quan trấn thủ và phó nhiếp chính của Bohemia vào năm 1622, và ông được ban tặng Huân chương Lông cừu vàng. Ông đã giành được Công quốc Troppau vào ngày 28 tháng 12 năm 1613 và Công quốc Silesian của Jägerndorf vào ngày 15 tháng 3 năm 1622, cùng với nhiều "tài sản" bị tịch thu, và ông đã cho đặt làm Mũ công tước Liechtenstein.[1] Ông trở thành người Công giáo vào năm 1599. Năm 1605, Karl thành lập chi nhánh đầu tiên ở phía Bắc dãy An-pơ của Dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa, tại Feldsberg ở Hạ Áo (nay là Valtice, Cộng hòa Séc). Ông là Hiệp sĩ thứ 352 của Huân chương Lông cừu vàng ở Áo. Ông qua đời ở Praha. Hôn nhân và hậu duệNăm 1600, Karl kết hôn với Anna Maria Šemberová, Nam tước phu nhân xứ Černá Hora và Phu nhân xứ Aussee (1575–1625). Họ có ít nhất bốn người con:
Phả hệTham khảoWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Karl I, Thân vương xứ Liechtenstein. |
Portal di Ensiklopedia Dunia