Kẻ phản kitôKẻ phản Ki-tô hay Kẻ chống Chúa cứu thế (tiếng Anh: antichrist, tiếng Hy Lạp: Ἀντίχριστος, đã Latinh hoá: antichristos) là một thuật ngữ lần đầu được Thánh Tông đồ Gioan sử dụng và chỉ được thấy trong Thư thứ I của Thánh Gioan, xuất hiện lần đầu trong câu: "Hỡi anh em là những người con thơ bé, đây là giờ cuối cùng. Anh em đã nghe biết là tên Phản Ki-tô sẽ đến; thế mà giờ đây nhiều tên Phản Ki-tô đã xuất hiện."[1] Thuật ngữ tên Phản Ki-tô được thấy trong Tân Ước năm lần ở các thư I và II của Thánh Gioan, một lần ở dạng số nhiều[2] và bốn lần ở dạng số ít.[2] Giải thích cho từ "Anti-Christ" do Gioan Tông đồ đưa ra ngay sau đó, tiết lộ như thế nào thì ứng với danh xưng này:
Giáo Phụ Gioan Kim Khẩu cảnh báo về kẻ Phản Ki-tô, thường được hiểu là kẻ mà có quyền lực tăng lên ở những ngày cuối cùng và thường gắn liền với hình ảnh "sừng nhỏ" như trong khải tượng cuối cùng của Ngôn sứ Đa-ni-ên và "Con người gian ác" như trong Thư thứ hai gửi tín hữu Thêxalônica của Sứ đồ Phaolô,[4] được Tông Đồ Phaolô giải thích như sau:
Từ nguyênTừ "antichrist" (Kẻ chống Chúa Cứu Thế) được ghép bởi hai từ gốc: αντί (anti) + Χριστός (Khristos). "Αντί" có thể mang nghĩa không chỉ là "chống lại" và "trái ngược với", mà còn có nghĩa là "thế vào chỗ của".[6] "Χριστός", được dịch là "Christ", là một từ tiếng Hy Lạp dịch từ từ "Messiah" của tiếng Hebrew. Cả "Christ" và "Messiah" đều có nghĩa đen là "Người Được Xức Dầu", và ám chỉ đến Giêsu thành Nazareth[7] trong thần học Ki-tô giáo và Hồi giáo. Xem thêmTham khảo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kẻ phản kitô. |
Portal di Ensiklopedia Dunia