của Nhật Bản, cao 127,6 cm (50,2 in) và có chu vi 15 cm (5,9 in), được làm theo dáng một cây gậy ba toong lớn.

Một thanh ( (trượng) じょう?) là một cây gậy bằng gỗ dài khoảng 1,27 mét (4,2 ft), được sử dụng trong một số bộ môn võ thuật Nhật Bản. Môn võ thuật luyện tập về việc sử dụng jō được gọi là jōjutsu hoặc jōdō. Ngoài ra, aiki-jō là một tập hợp các kỹ thuật trong aikido sử dụng jō để minh họa các nguyên lý của aikido bằng vũ khí. Loại gậy jō thì ngắn hơn . Ngày nay, một số lực lượng cảnh sát Nhật vẫn sử dụng jō.

Nguồn gốc trong huyền thoại

Các kỹ thuật cho jō theo ghi chép được sáng tạo bởi Musō Gonnosuke Katsuyoshi (夢想 權之助 勝吉, sống k. 1605, năm mất không rõ) sau khi bị đánh bại bởi kiếm sĩ nổi tiếng, Miyamoto Musashi (宮本 武蔵, 1584–1645). Họ đối đầu lẫn nhau trong một cuộc đấu rơi vào khoảng 1608 đến 1611, theo Tokitsu Kenji. Ghi chép đề cập đến cuộc đấu tay đôi, Nitenki, kể lại:

Khi Musashi ở Edo, ông gặp một kỳ nhân tên là Musō Gonnosuke, kẻ đã thách đấu ông. Gonnosuke sử dụng một thanh kiếm gỗ. Musashi lúc đó đang làm một thanh Bo nhỏ; ông đã nhặt một thanh củi. Gonnosuke tấn công ông mà không hề cúi chào, nhưng người này nhận được một cú đánh từ Musashi khiến ông ngã gục. Ông đã bị ấn tượng và rời đi.

Một văn bản khác, Kaijo Monogatari (khoảng năm 1666) có khác biệt đáng kể với phiên bản Nitenki. Trong đó, Gonnosuke là một chiến binh điên cuồng và hỗn xược, người đấu với Musashi nhằm mục đích so sánh tài nghệ kiếm thuật của Musashi với bố của ông. Cuộc chiến xảy ra ở Akashi, không phải Edo, và Gonnosuke sử dụng một chiếc gậy dài bốn shaku và gia cố bằng vòng thép. Sau khi thất bại, người này đã đi đến đỉnh Homan-zan ở Chikuzen (gần Fukuoka), nơi ông đã luyện tập rất nhiều, thay đổi độ dài vũ khí ưa thích của mình sang bốn shaku và hai sun - 1.27 m so với độ dài cũ 1.21 m. Môn phái này được gọi là Shintō Musō-ryū bởi việc luyện tập trước đây của Gonnosuke nằm dưới sự chỉ dạy của Sakurai Osuminokami Yoshikatsu của Shintō-ryū.

Môn phái mà ông thành lập để truyền tải kỹ thuật của mình có một số ghi chép cũ tuyên bố rằng Gonnosuke, bị hạ gục bởi thất bại của mình, bắt đầu thiền một cách cô độc cho đến khi ông nhận được cảm hứng thần thánh trong một giấc mơ; sau đó ông đã phát minh ra các kỹ thuật để chống lại hai thanh kiếm của Musashi chỉ bằng một cây gậy, và đánh bại Musashi trong cuộc gặp gỡ tiếp theo của họ. Giả sử các ghi chép là đúng đắn và xác thực, đây sẽ là lần duy nhất Musashi bị đánh bại,[1] vì phần lớn các tài liệu nói rằng Musashi chưa từng bị đánh bại.

Lịch sử tiếp theo

Việc sử dụng các loại vũ khí gậy khác nhau đã tồn tại dưới hình thức này hoặc hình thức khác một thời gian dài trước khi Musō Gonnosuke phát minh ra các kỹ thuật của mình, nhưng môn phái của ông, Shintō Musō-ryū, có lẽ là môn phái chuyên nghiệp đầu tiên tự đề cập bản thân mình đến việc sử dụng một thanh jō chống lại một kiếm sĩ.

Hai thanh

Một số koryū ("môn phái" võ thuật "cũ") Nhật Bản truyền thống sử dụng jō như một thanh kiếm. Chiều dài bổ sung của jō có ý nghĩa nhằm cho nó một lợi thế hơn thanh kiếm. Hơn nữa, kết cấu bằng gỗ của nó cho phép một chiến binh ứng biến nhanh chóng một cây jō từ cây, cành, hoặc cây sào khác.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Hatsumi, Hatsumi and Chambers, Quinton (1971). Stick Fighting. Kodansha International Ltd., p. 9. ISBN 0-87011-475-1

Đọc thêm

  • Kenji Tokitsu (2004). Miyamoto Musashi: His life and writings. tr. 67–68. ISBN 1-59030-045-9.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia