IAAF Continental CupIAAF Continental Cup (Cúp điền kinh liên lục địa) (trước đây gọi là IAAF World Cup) là một giải điền kinh (trong sân vận động- track and field) do Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) tổ chức bắt đầu từ năm 1977. Đây là giải đấu duy nhất được tranh tài bởi các đội đại diện cho các châu lục, thay vì các đội tuyển quốc gia. Giải được tổ chức 4 năm một lần vào các năm chẵn không có Olympics. Vào tháng 3 năm 2020, Liên đoàn điền kinh quốc tế quyết định ngưng tổ chức giải do lịch thi đấu trong năm khá dày đặc và ít thu hút sự chú ý. Giải thi đấu giữa các đội điền kinh với nhau thông qua hình thức tính điểm giữa các vận động viên. Sau khi tổng hợp điểm của các vận động viên ở các nội dung khác nhau thì đội nào cao nhất sẽ dành chức vô địch của giải. Người sáng lập giải là cựu chủ tịch IAAF người Ý Primo Nebiolo.[1] Giải đấu không liên quan đến Giải vô địch điền kinh thế giới, vốn có quy mô về số vận động viên lẫn số đội lớn hơn hẳn (do bao gồm tất cả các quốc gia và có thêm vòng loại) hoặc Cúp thế giới điền kinh được tổ chức lần đầu năm 2018. Lịch sửGiải có hai thể thức thi đấu trong lịch sử. Thể thức thứ nhất với tên gọi IAAF World Cup (Cúp thế giới IAAF), từ năm 1977 đến năm 2006 bao gồm hai cuộc thi cho nam và cho nữ. Ở mỗi cuộc thi bao gồm 8 đội: 5 đội đại diên cho các châu lục và 3 đội tuyển quốc gia. Nếu sân vận động có 9 làn thi đấu thì quốc gia tổ chức được cử một đội riêng cho mình. Các đội nam và nữ đứng nhất và nhì ở Cúp điền kinh châu Âu, cùng với đội tuyển điền kinh Hoa Kỳ sẽ tham dự với tư cách đội tuyển quốc gia. 5 đội lục địa bao gồm các vận động viên của các quốc gia trong liên đoàn châu lục đó, bao gồm Châu Á, Châu Âu (trừ các vận động viên từ các quốc gia đã có đội tuyển quốc gia tham dư), Châu Mỹ (trừ Mỹ, bao gồm cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ), Châu Phi, và Châu Đại Dương. Với thể thức thứ 2, với giải đấu năm 2010 tại Split, Croatia, số đội giảm xuống còn 4 (chỉ còn bao gồm các đội đại diện châu lục) Các đội tham dự bao gồm Châu Á- Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Phi, và châu Mỹ. Mỗi châu lục cử 2 vận động viên ở môi nội dụng và một đội ở các mộn chạy tiếp sức Ngoài ra, các giải nam và nữ riêng biệt đã được hợp nhất: các đội lục địa hiện thi đấu để dành một chiếc cúp duy nhất ở thể thức thứ hai.[2] Sau quyết định tại Hội nghị Liên đoàn điền kinh thế giới lần thứ 206, được tổ chức sau Thế vận hội Mùa hè 2016, các nội dung chạy xa (trên 1500 mét) được bỏ và tiếp sức 4 × 400 mét trở thành nội dung hỗn hợp.[3] Vào tháng 3 năm 2020 Liên đoàn Điền kinh Thế giới đã quyết định ngừng giải đấu.[4] Kết quảCúp thế giới IAAF
Cúp lục địa IAAF
Kỷ lục tại giải đấuNam
NữMàu hồng thể hiện các kỉ lục chưa được công nhận
Xem thêm
Nguồn tham khảo
Liên kết ngoàiTham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia