Hoạt cảnh Giáng sinh
Hoạt cảnh Giáng sinh (còn được gọi là cảnh máng cỏ, cũi, crèche (/krɛʃ/ hoặc /kreɪʃ/), hoặc trong tiếng Ý: presepio hoặc presepe, hoặc Bethlehem), là một hình thức triển lãm và trang trí đặc biệt trong ngày Lễ Giáng Sinh của những người theo đạo Cơ đốc giáo.[1] Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bê-lem. Ngày nay, hầu như các giáo đường lớn nhỏ đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, Thánh Giuse, Đức mẹ Maria, xung quanh có lừa, chiên, tượng Ba Vua, các thiên thần. Phía trên cao có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao dẫn Ba Vua tìm đến với Chúa. Thánh Francis thành Assisi được cho là người đã tạo ra cảnh Chúa giáng sinh trực tiếp đầu tiên vào năm 1223 để tôn thờ Chúa Kitô và kính nhớ ngài cũng như là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su giáng sinh[2]. Từ đó về sau các cảnh và truyền thống về Chúa giáng sinh trong hang đá đã được tạo ra trên khắp thế giới và được trưng bày trong mùa Giáng sinh tại các nhà thờ, nhà riêng, trung tâm mua sắm và các địa điểm khác, và đôi khi trên các khu đất công và trong các tòa nhà công cộng. Các cảnh giáng sinh hầu như vẫn chưa thoát khỏi vấn đề tranh cãi nhất ở Hoa Kỳ - việc đưa chúng vào trang trí nơi các khu đất công hoặc trong các tòa nhà công cộng đã gây ra những thách thức về mặt tôn giáo ở các nước này.[3] Sự ra đời của chúa JesusHoạt cảnh giáng sinh lấy cảm hứng từ những câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giê-su trong các sách Phúc âm của Ma-thi-ơ và Lu-ca.[3][4][5][6][7] Theo kinh thánh chép lại thì Sự giáng sinh của Chúa là như sau:
Lịch sử về hoạt cảnh giáng sinhCảnh tượng Chúa giáng sinh được cho là sớm nhất xuất hiện ở tại hầm mộ Thánh Valentine vào thời kỳ đầu tiên của Cơ đốc giáo ( Khoảng 380 SCN), ghi chú theo lịch phụng vụ công giáo của Luther và Anh Giáo thì Thánh Phanxicô thành Assisiđược ghi nhận là người đã tạo ra cảnh Chúa giáng sinh đầu tiên vào năm 1223 tại Greccio, miền trung nước Ý, các hoạt cảnh về ngày lễ giáng sinh chủ yếu được sử dụng không chỉ để đặt ngày lễ này là một trong những ngày lễ quan trọng nhất mà còn là để đặt trọng tâm của Lễ Giáng sinh vào việc thờ phượng Đấng Christ hơn là vào "những thứ vật chất".[9] Sự phổ biến mạnh mẽ nên chúng đã dần trở nên phổ biến và lan rộng ra khắp mọi nơi (Bắt đầu tại Christendom) rồi ra các nhà thờ ở Ý rồi lan ra các nước lân cận. Một trăm năm trôi những sự phổ biến của các hoạt cảnh giáng sinh vẫn không hề bị suy giảm hay xóa bỏ mà nó đã trở nên phổ biến và lan ra khắp nơi trên thế giới.[10][11][12] Các bức tượng trang trí hoạt cảnh từ đơn giản nhất bắt đầu được thay thế bằng các bức tượng đẹp hơn và đến hiện nay các bức tượng mới với kiểu dáng mới, phức tạp và các bức tượng trang trí xung quanh như: tượng các thiên thần có cánh, tượng bò, cừu, dê, mục đồng,3 vị vua,...) đã thay thế các bức tượng trang trí chỉ có người và động vật. Hiện nay các hoạt cảnh và truyền thống về ngày Chúa Giáng Sinh đã được tạo ra trên khắp thế giới và được những người theo đạo công giáo trưng bày trong mùa Giáng sinh tại các nhà thờ, nhà riêng, trung tâm mua sắm và các địa điểm khác, và đôi khi trên các khu đất công và trong các tòa nhà công cộng. Thánh Địa Vatican hằng năm vẫn trưng bày và đón khách thăm quan hoạt cảnh giáng sinh ở Quảng trường Thánh Peter cạnh cây thông Noel lớn được dựng ở trung tâm bắt đầu từ năm 1982, Giáo hoàng đã từng ban phước cho một hoạt cảnh giáng sinh được trưng bày tại Quảng trường Thánh Peter trong ngày Giáng Sinh Tại Hoa Kỳ và các tiểu bang,xung quanh Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York hàng năm vẫn trưng bày cảnh Chúa giáng sinh kiểu Baroque của người Neapolitan trước một cây vân sam xanh cao khoảng 20 feet (6,1 m). Tranh cãiCác tranh cãi xung quanh việc trang trí hoạt cảnh giáng sinh cũng xuất hiện. Một cảnh có kích thước như người thật ở Vương quốc Anh với những người nổi tiếng bằng tượng sáp đã gây ra sự phẫn nộ vào năm 2004, Ở Tây Ban Nha, hội đồng thành phố đã cấm triển lãm một nhân vật hài hước trong nhà vệ sinh truyền thống trong một cảnh giáng sinh nơi công cộng. Tổ chức Tổ chức Đối xử Đạo đức với Động vật (PETA) tuyên bố vào năm 2014 rằng động vật thật được trưng bày hoạt cảnh giáng sinh trong các khu trưng bày sống thiếu sự chăm sóc thích hợp và bị ngược đãi. Ở Hoa Kỳ, cảnh Chúa giáng sinh trên các khu đất công và trong các tòa nhà công cộng đã gây ra những thách thức trước tòa án, và việc trộm cắp những bức tượng chúa giáng sinh bằng nhựa hoặc gốm sứ để trưng bày ngoài trời đã trở nên phổ biến.[cần dẫn nguồn] Tham khảo
Liên kết ngoàiTư liệu liên quan tới Hoạt Cảnh Giáng Sinh tại Wikimedia Commons
|
Portal di Ensiklopedia Dunia