Hiệp Thuận, Phúc Thọ

Hiệp Thuận
Xã Hiệp Thuận
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnPhúc Thọ
Địa lý
Tọa độ: 21°04′28″B 105°38′21″Đ / 21,07444°B 105,63917°Đ / 21.07444; 105.63917
Hiệp Thuận trên bản đồ Hà Nội
Hiệp Thuận
Hiệp Thuận
Vị trí xã Hiệp Thuận trên bản đồ Hà Nội
Hiệp Thuận trên bản đồ Việt Nam
Hiệp Thuận
Hiệp Thuận
Vị trí xã Hiệp Thuận trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,43 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng8.599 người[1]
Mật độ1.157 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính09778[2]

Hiệp Thuận là một thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Vị trí địa lý

Xã Hiệp Thuận nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km về phía tây. Xã có diện tích 7,43 km², dân số năm 1999 là 8.599 người và mật độ dân cư đạt 1.157 người/km².[1] Tới năm 2013, toàn xã có 10.600 nhân khẩu với hơn 2.500 hộ, chia làm 8 cụm dân cư.[3] Vị trí địa lý tiếp giáp của xã lần lượt như sau:[4]

Lịch sử

Thời Trần, đất Hiệp Thuận thuộc hương Binh Hợp,[5] châu Từ Liêm, lộ Đông Đô.[6] Tới thời Lê, từ năm 1469, nơi đây thuộc tổng Hạ Hiệp, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1832 thời Nguyễn, là tổng Hạ Hiệp, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Dưới cấp tổng có 04 xã là: Hạ Hiệp, Hảo Hiệp, Hiệp Lộc, Hiệp Thuận (thôn Quế Lâm, thôn Kiều Lộc, thôn Yên Dưỡng và thôn Yên Dục).[7] Sau cách mạng tháng Tám, tổng Hạ Hiệp được chia thành hai xã Liên Hiệp và Hiệp Thuận, thuộc huyện Quốc Oai. Tới năm 1979, cả hai xã đều được chuyển về huyện Phúc Thọ quản lý.

Với những đóng góp trong kháng chiến chống Pháp, xã Hiệp Thuận đã được phong tặng danh hiệu xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, xã cũng từng đón tiếp Phó Thủ tướng Đỗ Mười về thăm năm 1967 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về làm việc năm 1974.[8]

Kinh tế

Hiệp Thuận là một xã nông nghiệp vốn trồng lúa lâu đời. Từ năm 2015, chính quyền và nhân dân trong xã tiến hành trồng thử một số cây trồng mới như chanh đào, dâu, phật thủ và đặc biệt là cây măng tây xanh. Loài cây này rất phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Cây trưởng thành ở đây có thể cho thu hoạch 80 kg/ha/ngày.[9]

Nằm bên dòng sông Đáy, xã Hiệp Thuận cũng có nhiều bãi bồi phù sa phù hợp cho cây dâu tằm phát triển. Toàn xã có hơn 15 ha trồng dâu tằm trên 5 năm tuổi. Với mỗi sào (360m2) trồng khoảng 40 gốc dâu thì mỗi gốc sẽ cho thu hoạch khoảng 100kg quả/vụ. Mùa dâu chín thường vào cuối tháng ba, đầu tháng tư hàng năm và nhuộm đỏ cả một vùng. Người dân trong xã sẽ tập trung thu hoạch ngay và được thương lái đến mua tại vườn.[10][11]

Bên cạnh đó, ở xã cũng có 20-40% số hộ làm nghề mộc, trong đó chủ yếu là nội thất như giường tủ bàn ghế... Ngoài ra, ở đây còn có một số nghề phụ như: may công nghiệp, xây dựng, cơ khí... Năm 2015, Hiệp Thuận đã được công nhận xã nông thôn mới.[12] Tính đến năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ở xã đạt 32,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,11%. Cơ cấu kinh tế của xã gồm: 29% nông nghiệp, 30,8% dịch vụ và 40,2% tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản.[8]

Văn hóa

Người dân xã Hiệp Thuận theo hai tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Ở khu vực này có ba giáo họ là Hiệp Thuận, Quế Lâm và Yên Dục.[13] Toàn xã có 19 di tích lịch sử - văn hoá, trong đó có 05 di tích quốc gia là: đình Yên Dục, đình Hiệp Lộc, đền Trong, đền Ngoài và chùa Bà Tề. Còn đình Quế Lâm và đền Phú Lễ là hai di tích xếp loại cấp thành phố.[8] Xã Hiệp Thuận cũng từng là nơi quay chính của bộ phim Đất và người.[cần dẫn nguồn]

Xã hội

Kênh tin tức VTV24h từng phản ánh về tình trạng tín dụng đen nghiêm trọng tại xã Hiệp Thuận vào năm 2019. Trên dưới 200 gia đình trong xã có con cái (phần nhiều chỉ 15-16 tuổi) dính vào đường dây cho vay nặng lãi. Tới khi không trả được nợ thì tất cả con nợ đã bỏ trốn hết. Hậu quả là người thân ở nhà phải bán tài sản để trả nợ thay, thậm chí còn bị uy hiếp bằng bình xịt hơi cay và ném chất bẩn vào nhà. Theo Công an huyện Phúc Thọ, tín dụng đen hành hoành ở xã Hiệp Thuận từ khoảng 5 năm trước đó và ngày càng tinh vi hơn.[14]

Tháng 5 năm 2021, toàn xã Hiệp Thuận đã phải cách ly 21 ngày do xuất hiện 7 ca dương tính với Covid-19.[15] Do ở thời điểm đầu bùng phát dịch nên việc cách ly diễn ra rất nghiêm ngặt. Xã cũng đã được Sở y tế chi viện hơn 10 nghìn chiếc khẩu trang và 120 chai nước sát khuẩn.[16]

Tham khảo

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ “Tổng cục Thống kê”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Ánh Ngọc (8 tháng 6 năm 2013). “Thành công nhờ sức dân”. Nông Thôn Mới Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ Văn Bình (17 tháng 4 năm 2020). “Hiệp Thuận Yêu Thương”. Tạp chí Làng nghề Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ Phạm Thị Thoa (1990). “Thử tìm hiểu địa danh "Binh Hiệp". Tạp chí Hán Nôm. Số 2 (9). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024. Đã định rõ hơn một tham số trong |url lưu trữ=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày lưu trữ=|archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ Đào Duy Anh (2005). Đất nước Việt Nam qua các đời. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin. tr. 133.
  7. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2003). 同慶地与志. Ngô Đức Thọ; Nguyễn Văn Nguyên; Philippe Papin biên dịch. Nhà xuất bản Thế giới. tr. 903–919.
  8. ^ a b c “Giới thiệu chung về xã Hiệp Thuận”. Cổng thông tin huyện Phúc Thọ. 5 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Cây măng tây "hợp đất" Phúc Thọ - Hà Nội”. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. 17 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ Đăng Anh (6 tháng 4 năm 2021). “Tháng tư, mùa dâu tằm chín rực”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ Ngân Hà (15 tháng 5 năm 2018). “Mùa thu hoạch dâu ở Hiệp Thuận”. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ Ánh Dương (3 tháng 2 năm 2019). “Đổi mới ở Hiệp Thuận”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ “Giáo xứ Hạ Hiệp”. Giáo phận Hưng Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ VTV24 (4 tháng 12 năm 2019). “Hàng trăm gia đình ở xã Hiệp Thuận (Hà Nội) điêu đứng vì tín dụng đen”. Đài truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ Thiện Tâm (10 tháng 5 năm 2021). “Cách ly y tế ổ dịch COVID-19 tại xã Hiệp Thuận, Phúc Thọ”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ Phương Thu (12 tháng 5 năm 2021). “Tặng 10 nghìn chiếc khẩu trang động viên Nhân dân xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ phòng chống dịch Covid-19”. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia