Harimoto Tomokazu
Harimoto Tomokazu ( Đời tưHarimoto tên khai sinh là Trương Trí Hòa (张智和, pinyin: Zhāng Zhìhé), sinh tại Sendai, Miyagi. Bố cậu là Trương Vũ (张宇, pinyin: Zhāng Yǔ) và mẹ cậu là Trương Lăng (张凌, pinyin: Zhāng Líng), cả hai là cựu tay vợt bóng bàn người tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mẹ cậu ở đỉnh cao sự nghiệp từng đại diện cho Trung Quốc tại Giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 43 ở Thiên Tân.[5] Trương Trí Hòa bắt đầu chơi bóng bàn năm lên hai tuổi.[6] Cậu trở thành công dân Nhật Bản năm 2014 và đổi họ tên thành Harimoto Tomokazu (cậu giữ nguyên tên chữ Hán của mình, chỉ thêm chữ Bản (本) sau phần họ và đổi cách đọc sang âm tiếng Nhật). Sau khi tốt nghiệp Trường tiểu học Đông Miyagi năm 2016, cậu chuyển tới sống ở Tokyo để gia nhập JOC Elite Academy. Sở thích của cậu là đọc sách và bóng chày.[7] Sự nghiệpSự nghiệp thiếu niênHarimoto lần đầu vô địch Giải vô địch bóng bàn thiếu niên toàn Nhật Bản năm 2010 khi mới học lớp một. Cậu tiếp tục vô địch giải này trong cả sáu năm học tiểu học. Năm 2015, cậu đại diện cho Nhật Bản tại Giải vô địch bóng bàn trẻ thế giới ở Pháp, đồng thời là tay vợt trẻ nhất từ trước tới thời điểm đó. Tuy nhiên do vụ tấn công Paris 2015, Harimoto không thể tham dự giải này. Ở độ tuổi 12 năm 355 ngày, Harimoto đánh bại các tay vợt chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm như Ho Kwan Kit, Hugo Calderano, cùng đồng Sambe Kohei vô địch Japan Open U-21 năm 2016. Chức vô địch đưa cậu trở thành tay vợt trẻ nhất vô địch đơn nam U-21 của ITTF World Tour.[1] Cuối năm đó Harimoto giành huy chương vàng đơn nam và đồng đội tại Giải vô địch bóng bàn trẻ thế giới ở Cape Town, Nam Phi. Chức vô địch này cũng giúp lập kỳ tích khi trở thành tay vợt trẻ nhất giành vàng tại Giải vô địch bóng bàn trẻ thế giới khi 13 tuổi 163 ngày. Harimoto đạt vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng U-21 thế giới vào tháng 12 năm 2016. 2017Harimoto bắt đầu năm 2017 vào tháng 2 tại giải India Open. Cậu vào chung kết sau khi đánh bại Álvaro Robles, Sakai Asuka, Robert Gardos, và tay vợt chủ nhà Sharath Kamal, trước khi thua Dimitrij Ovtcharov trong hai set. Sự nghiệpITTF Major tournament performance timeline
(VĐ) Vô địch; (CK) chung kết; (BK) bán kết; (TK) tứ kết; (V#) vòng 4, 3, 2, 1; (VB) vòng bảng; (S) giải đơn; (D) giải đôi; (MD) đôi nam nữ; (T) đồng đội.
Tính tới tháng 4 năm 2018:[8] Chung kết đơn ITTF sự nghiệp: 3
Chung kết đôi ITTF sự nghiệp: 2
Đơn
Đôi nam
Đồng đội
Giải thưởng
Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia