Hội chứng cai rượu

Hội chứng cai rượu là tập hợp các triệu chứng có thể xảy ra khi giảm sử dụng rượu sau một thời gian tiêu thụ quá mức.[1] Các triệu chứng điển hình bao gồm lo lắng, run rẩy, đổ mồ hôi, nôn mửa, nhịp tim nhanh và sốt nhẹ.[1] Các triệu chứng nghiêm trọng hơn gồm co giật, ảo giác, và mê sảng run (DTs).[1] Các triệu chứng thường bắt đầu sáu giờ sau lần uống cuối cùng, tồi tệ nhất từ 24 đến 72 giờ và cải thiện sau bảy ngày.[2][3]

Cai rượu gặp ở những người nghiện rượu.[1] Điều này xảy ra sau khi giảm uống rượu theo kế hoạch hoặc không theo kế hoạch.[1] Cơ chế cơ bản bao gồm giảm đáp ứng của các thụ thể GABA nằm tại não.[3] Quá trình cai rượu thường được theo sau bằng đánh giá Clinical Institute Withdrawal Assessment of Alcohol Scale, revised (CIWA-Ar).[3]

Điều trị chính cai rượu với các thuốc benzodiazepin như chlordiazepoxide hoặc diazepam.[2] Thông thường liều lượng được đưa ra dựa trên các triệu chứng của một người.[2] Thiamine được khuyến cáo thường xuyên.[2] Các vấn đề về điện giảiđường huyết hạ thấp cũng nên được xem xét. Điều trị sớm giúp cải thiện nhanh.[2]

Ở thế giới phương Tây, khoảng 15% người có vấn đề nghiện rượu tại một thời điểm nào đó.[3] Khoảng một nửa số người nghiện rượu sẽ tiến triển các triệu chứng cai nghiện sau khi giảm sử dụng, với bốn phần trăm có các triệu chứng nghiêm trọng.[3] Trong số những người có triệu chứng nặng, lên đến 15% trường hợp tử vong.[2] Các triệu chứng cai rượu đã được mô tả sớm nhất vào 400 TCN bởi Hippocrates.[4][5] Đây đã không trở thành một vấn đề phổ biến cho đến những năm 1800.[5]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e National Clinical Guideline Centre (2010). “2 Acute Alcohol Withdrawal”. Alcohol Use Disorders: Diagnosis and Clinical Management of Alcohol-Related Physical Complications (bằng tiếng Anh) . London: Royal College of Physicians (UK). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f Simpson, SA; Wilson, MP; Nordstrom, K (tháng 9 năm 2016). “Psychiatric Emergencies for Clinicians: Emergency Department Management of Alcohol Withdrawal”. The Journal of Emergency Medicine. 51 (3): 269–73. doi:10.1016/j.jemermed.2016.03.027. PMID 27319379.
  3. ^ a b c d e Schuckit, MA (ngày 27 tháng 11 năm 2014). “Recognition and management of withdrawal delirium (delirium tremens)”. The New England Journal of Medicine. 371 (22): 2109–13. doi:10.1056/NEJMra1407298. PMID 25427113.
  4. ^ Martin, Scott C. (2014). The SAGE Encyclopedia of Alcohol: Social, Cultural, and Historical Perspectives (bằng tiếng Anh). SAGE Publications. tr. Alcohol Withdrawal Scale. ISBN 9781483374383. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ a b Kissin, Benjamin; Begleiter, Henri (2013). The Biology of Alcoholism: Volume 3: Clinical Pathology (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 192. ISBN 9781468429374. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2016.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia