Học thuyết Sinatra

Học thuyết Sinatra mô tả chính sách của Liên Xô dưới thời Mikhail Gorbachyov, mà đã cho phép các nước Khối Warszawa, tự giải quyết những chuyện nội bộ của mình.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 1989 Gorbachyov đến gặp tổng thống Phần Lan Mauno Koivisto tại Helsinki. Cả hai cùng tuyên bố vào ngày đó, sẽ không dùng vũ khí trước để chống lại một liên minh đối nghịch, một nước trung lập hay một nước trong liên minh của mình.

Đó là một lời tuyên bố rõ ràng, không chỉ riêng cho Phần Lan. Phát ngôn viên báo chí của ngoại trưởng Liên Xô thời đó, Eduard Shevardnadze, và là thành đoàn của cuộc gặp mặt đó ở Helsinki, Gennadi Gerassimow, đã thông báo với giới báo chí, Gorbachyov đã cho ban hành „Học thuyết Sinatra". Ông ta đã giải thích từ này cho các phóng viên có mặt ở đó:

Việc đặt tên học thuyết theo tên Frank Sinatra là muốn nhắc tới bài hát My Way, nổi tiếng thế giới qua ông ta, lấy đó làm tượng trưng là các quốc gia thuộc Khối Warszawa (có nhắc tên Ba Lan và Hungary), bây giờ có thể tự cải tổ nội bộ, khỏi phải sợ là sẽ bị nước ngoài nhảy vào can thiệp, như trong trường hợp Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc, mà được bào chữa bằng Học thuyết Brezhnev. Kết quả là các nước thuộc khối phía Đông đã bắt đầu cải tổ dân chủ, đưa tới việc sụp đổ bức tường Berlin, kết thúc cuộc chiến tranh lạnh.

Trường hợp các nước Cộng hòa Liên Xô

Học thuyết Sinatra chỉ có giá trị cho các nước Khối Warszawa, chứ không được áp dụng cho các nước cộng hòa Liên Xô, một phần vì Điện Kremli sợ là nếu cho họ tự do quyết định sẽ đưa tới việc Liên Xô sụp đổ.[4] Mặc dù vậy, ngày 11 tháng 3 năm 1990, nước Cộng hòa Litva tuyên bố độc lập. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Liên Xô bắt đầu ban hành cấm vận và tiến hành những hoạt động quân sự chống lại Litva. Quân đội Xô viết đánh chiếm các tòa nhà công cộng và đưa xe tăng vào thủ đô Vilnius, sau đó lập nên Ủy ban Bảo vệ Quốc gia nhằm đàn áp chính phủ dân chủ của nước này. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1991, quân đội Xô viết tấn công tháp truyền hình Vilnius, giết chết 14 dân thường và làm bị thương 700 người.[5] Tuy nhiên, chính phủ dân chủ của Litva vẫn hoạt động. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 9 tháng 2 năm 1991, đại đa số người dân Litva đã bỏ phiếu tách khỏi Liên Xô, thành lập một nước Litva độc lập và dân chủ.

Thư mục

  • Sovetsko-finljandskaja Deklaracija: Novoe myšlenie v dejstvii. Iswestija, 26. Oktober 1989

Chú thích

  1. ^ Christopher Jones: Gorbacevs Militärdoktrin und das Ende des Warschauer Paktes. In: Torsten Diedrich, Winfried Heinemann, Christian F. Ostermann (Hrsg.): Der Warschauer Pakt – Von der Gründung bis zum Zusammenbruch 1955 bis 1991. Christoph Links Verlag, Berlin 2009, ISBN 978-3-86153-504-1. S. 257
  2. ^ 'Sinatra Doctrine' at Work in Warsaw Pact, Soviet Says. In: Los Angeles Times am 25. Oktober 1989
  3. ^ Bill Keller: Gorbachev, in Finland, Disavows Any Right of Regional Intervention. In The New York Times am 26. Oktober 1989
  4. ^ The Soviets, The Sinatra Doctrine and the Beginning of the Cold War’s End, 9.11.2009
  5. ^ BBC ON THIS DAY | 13 | 1991: Bloodshed at Lithuanian TV station

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia