Hệ động từHệ động từ (chữ Anh: Copula, số nhiều: Copulae/Copulas, hoặc Copular verb, Linking verb), hoặc gọi là hệ từ, động từ liên hệ, là động từ dùng để trợ giúp chủ ngữ. Bản thân nó có nghĩa của từ, nhưng không thể dùng làm vị ngữ một mình, sau nó cần thiết phải đi kèm thuộc ngữ, tạo thành cấu tạo chủ-hệ-thuộc giải thích tình huống, tính chất và đặc điểm của chủ ngữ, ví dụ "The sky is blue.", trong đó sky là chủ ngữ, is là hệ động từ, blue là thuộc ngữ. Hệ động từ bắt nguồn từ danh từ tiếng Latinh nghĩa là "liên kết" hoặc "kết hợp" hai từ ngữ có chức năng khác biệt.[1][2] Trong tiếng Anh, chức năng của hệ động từ chủ yếu là nối liền chủ ngữ và thuộc ngữ, giải thích trạng thái, tính chất, tính cách, đặc điểm hoặc địa vị của chủ ngữ. Nó có nghĩa của từ nhưng không hoàn toàn, không thể làm vị ngữ độc lập trong câu, cần phải đi kèm thuộc ngữ phía sau tạo thành cấu tạo chủ-hệ-thuộc. Nó mặc dù là hư từ, nhưng cách dùng của nó rất phức tạp, không thể coi thường. Tiếng ĐứcTrong tiếng Đức, hình thức biến vị của các động từ như sein, werden và bleiben gọi là hệ động từ, nó nối liền chủ ngữ và thuộc ngữ. Hệ động từ cộng với thuộc ngữ tạo thành vị ngữ ghép, nếu thuộc ngữ là danh từ, phải sử dụng Cách thứ nhất. Ví dụ:
Một số động từ sau cũng được gọi là hệ động từ, sau nó cần phải đi kèm thuộc ngữ, bao gồm: aussehen, erscheinen, dünken, klingen, schmecken, heißen, gelten, sich vorkommen và sich erweisen.[3] Tiếng AnhĐịnh nghĩaHệ động từ là động từ nối liền chủ ngữ và thuộc ngữ. Không thể tồn tại độc lập, sau nó cần thiết phải đi kèm thuộc ngữ cùng nhau tạo thành vị ngữ ghép, biểu thị địa vị, tính chất, tính cách, đặc trưng, trạng thái,... Ví dụ: He felt ill yesterday. Anh ta hôm qua bệnh rồi. (felt là hệ động từ, theo sau là thuộc ngữ, giải thích tình trạng của chủ ngữ). Sau hệ động từ là bất định thức.
Nếu hệ động từ nối liền bất định thức là to be, thông thường có thể tỉnh lược to be. Ví dụ:
Sau các hệ động từ như sound, smell, feel, taste, become, thông thường không thể nối liền bất định thức:
Sau hệ động từ look có lúc cũng được nối liền to be, nhưng đa phần là tỉnh lược to be. Ví dụ:
Tổng kết cách dùng: Nói tổng quát, sau hệ động từ phải nối liền thuộc ngữ, trong đó danh từ, tính từ (tính từ nguyên cấp, tính từ so sánh hơn và so sanh nhất), bất định thức, v.v đảm nhận làm thuộc ngữ. Phân loại chi tiếtHệ động từ trạng tháiDùng để biểu thị trạng thái chủ ngữ, chỉ có một từ be. Ví dụ:
Hệ động từ duy trìDùng để biểu thị một tình huống hoặc thái độ liên tục không ngừng hoặc giữ gìn của chủ ngữ, chủ yếu có keep, remain, stay, lie, stand. Ví dụ:
Hệ động từ cảm tínhDùng để biểu thị khái niệm "nhìn/ nhìn giống như", chủ yếu có seem, appear, look. Ví dụ:
Hệ động từ cảm quanHệ động từ cảm quan chủ yếu có look, feel, smell, sound, taste. Ví dụ:
Hệ động từ biến hoáNhững hệ động từ biểu thị chủ ngữ trở nên, biến thành, hệ động từ biến hoá chủ yếu có become, grow, turn, fall, get, go, come, run. Ví dụ:
Hệ động từ kết thúcBiểu thị chủ ngữ đã chấm dứt động tác, hệ động từ kết thúc chủ yếu có prove, turn out. Ví dụ:
Tổng hợp loại hình thường thấyĐộng từ be (am, is, are), biểu thị cảm quan (feel, look, smell, sound, taste), biểu thị cảm tính (seem, appear), biểu thị biến hoá (get, become, turn, grow, make, come, go, fall, run), biểu thị duy trì (remain, keep, stay, continue, stand, rest, lie, hold) Có thể mang danh từ làm thuộc ngữ: become, make, look, sound, fall, turn, prove, remain. Đặc biệt từ liền sau turn phải là danh từ số ít, đa phần không dùng quán từ. Ví dụ: He turned teacher. Tham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia