Hậu Mỹ Trinh

Hậu Mỹ Trinh
Xã Hậu Mỹ Trinh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCái Bè
Thành lập1979[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°26′40″B 105°58′38″Đ / 10,44444°B 105,97722°Đ / 10.44444; 105.97722
MapBản đồ xã Hậu Mỹ Trinh
Hậu Mỹ Trinh trên bản đồ Việt Nam
Hậu Mỹ Trinh
Hậu Mỹ Trinh
Vị trí xã Hậu Mỹ Trinh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích31,53 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng9.634 người[2]
Mật độ306 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28372[3]
Số điện thoại02733.724243[4]

Hậu Mỹ Trinh là một thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý

Xã Hậu Mỹ Trinh tiếp giáp xã Hậu Mỹ Bắc A ở phía bắc, xã Thiện Trung ở phía tây, tiếp giáp xã Hậu Mỹ Phú ở phía nam, hướng này có một đoạn nhỏ tiếp giáp xã Hòa Khánh, ở phía đông tiếp giáp xã Mỹ Hội cùng huyện và xã Mỹ Thành Bắc của huyện Cai Lậy.[5]

Các kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: Kênh 3, Kênh 7, Kênh 8, Kênh 9, kênh 19 Tháng 5, kênh Ba Mương, kênh Bảy Thước, kênh Cây Chôm, kênh Cây Dông, kênh Cây Dừng, kênh Cây Tràm, kênh Cống Trâu, kênh Đập Ông Tải, kênh Đường Củi Lớn, kênh Kháng Chiến, kênh Một Thước, Kênh Ngang, kênh Ông Tám, kênh Rạch Giá, Kênh Ranh, kênh Rau Đắng, kênh Tập Đoàn 26, kênh Tàu Cuốc, kênh Thôn Thừa, kênh Vườn Chuối, rạch Đường Chùa, rạch Hồng Si Na.[6]

Hành chính

Xã Hậu Mỹ Trinh có diện tích 31,53 km², dân số năm 1999 là 9.634 người,[2] mật độ dân số đạt 306 người/km².

Xã Hậu Mỹ Trinh được chia thành 4 ấp: Mỹ Trinh A, Mỹ Trinh B, Mỹ Tường A, Mỹ Tường B.[6]

Lịch sử

Xã từng là một phần của xã Hậu Mỹ Nam, đến năm 1979 thì xã Hậu Mỹ Nam được chia thành xã Hậu Mỹ Trinh ở phía bắc và xã Hậu Mỹ Phú ở phía nam.[1]

Di tích

Di tích lịch sử Chiến thắng Đập Ông Tải.[7]

Chùa Thiền Lâm xây dựng vào năm 1840, là Cơ sở thờ tự văn hóa tọa lạc tại ấp Mỹ Trinh A.[8]

Kinh tế – Xã hội

Một cánh đồng chanh và mít ở phía bắc xã.

Các trục đường chính trong xã là đường tỉnh và các đường huyện chạy ngang qua, chạy dài chủ yếu theo hướng tây bắc, đông nam. Từ tây sang đông bao gồm đoạn tỉnh lộ 869 chạy dọc theo kênh 7; đường huyện 72 nằm dọc theo kênh 8; đường huyện 69 chạy từ bắc xuống nam dọc theo kênh 9, đoạn này trên địa bàn xã có đầu phía nam giao với đường dọc kênh 8, đầu phía bắc chạy đến cầu Một Thước. Tất cả 3 trục đường quan trọng này đều là đường nhựa trong tình trạng tốt, ngoại trừ một đoạn trên đường Dọc kênh 9 từ cầu Một Thước nối dài đến chợ Xoài Tư thuộc xã khác chỉ mới rải đá xanh. Trong các trục đường chạy ngang qua xã, tỉnh lộ 869 có lưu lượng xe lớn nhất, chạy từ Quốc lộ 1 lên đến chợ Thiên Hộ, là chợ sầm uất bậc nhất huyện Cái Bè. Hầu hết các đường liên ấp trong xã chạy ngang theo hướng tây - đông đều là đường nhựa, các đường liên ấp khác đều được đổ đan.[9]

Hầu hết dân cư trong xã sống bằng nông nghiệp, đất đai canh tác lúa.[10] Trong năm 2017 bắt đầu chuyển đổi theo mô hình mới được gọi là "cánh đồng lớn"[11][10][9] với việc canh tác có tổ chức 380 ha (3,8 km²), Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Trinh là hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều cơ sở vật chất, và một nhà kho lớn.[11][10] Xã cũng có mô hình lúa - cá kết hợp với diện tích 15 ha.[12] Trong những năm gần đây nông dân đang chuyển đổi sang trồng cây ăn trái.[13] Nhiều nhất là mít, chanh, trồng tập trung nhiều dọc theo kênh 9 trên những diện tích lớn. Dừa, xoài, chuối, ổi, nhãn phân bổ tản mác khắp xã. Xã có 50 ha trồng rau nhút.[14] Trung tâm mua bán của xã là chợ xã Hậu Mỹ Trinh nằm chính giữa địa bàn xã, cạnh kênh 7 và tỉnh lộ 869 chạy qua. Thu nhập bình quân của người dân trong xã là 50 triệu đồng/người/năm.[15]

Ảnh

Chú thích

  1. ^ a b “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN CAI LẬY VÀ HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 12 tháng 4 năm 1979. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN: UBND HUYỆN CÁI BÈ VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ “Bản đồ huyện Cái Bè”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ “QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG, V/v Bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. ngày 15 tháng 2 năm 2000. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ Chiêu Nam (ngày 25 tháng 12 năm 2018). “Huyện Cái Bè: Công nhận Cơ sở thờ tự văn hóa thứ 50”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ a b Quốc Tuấn (ngày 26 tháng 2 năm 2018). “Xã Hậu Mỹ Trinh đạt chuẩn nông thôn mới”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ a b c Đ.T.CHÁNH - MINH ĐÃM (ngày 29 tháng 7 năm 2020). “Cơ giới hóa sản xuất lúa, hạ giá thành, tăng lợi nhuận”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ a b Minh Trí (ngày 1 tháng 6 năm 2017). “Tiền Giang xây dựng cánh đồng lớn kiểu mẫu giai đoạn 2017 – 2018”. dangcongsan.vn. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ “Đảng bộ xã Hậu Mỹ Trinh: Kết quả 4 năm thực hiện Chỉ thị 03”. báo Ấp Bắc. ngày 2 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ Nguyễn Sự (ngày 9 tháng 9 năm 2020). “Tiền Giang mở rộng vùng chuyên canh cây ăn quả”. báo Nhân dân. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ Trần Đán (ngày 15 tháng 4 năm 2021). “Tiền Giang: Trồng loài rau cứ thả xuống nước là đeo "phao bơi" khắp ruộng, hái bán lời cao gấp 10 lần xạ lúa”. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ P.Mai (ngày 12 tháng 4 năm 2020). “Đảng bộ xã Hậu Mỹ Trinh: Dấu ấn qua một nhiệm kỳ”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài