Hưng Nguyên (thị trấn)

Hưng Nguyên
Thị trấn
Thị trấn Hưng Nguyên
Nhà bia Tưởng niệm Liệt sĩ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhNghệ An
HuyệnHưng Nguyên
Thành lập
  • 13/11/1986: thành lập thị trấn Thái Lão[1]
  • 15/9/1998: thành lập thị trấn Hưng Nguyên[2]
Loại đô thịLoại V
Địa lý
Tọa độ: 18°40′21″B 105°37′42″Đ / 18,6725°B 105,62833°Đ / 18.67250; 105.62833
Hưng Nguyên trên bản đồ Việt Nam
Hưng Nguyên
Hưng Nguyên
Vị trí thị trấn Hưng Nguyên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,03 km²[3]
Dân số (2019)
Tổng cộng9.660 người[4]
Mật độ1.374 người/km²
Khác
Mã hành chính18001[5]

Hưng Nguyênthị trấn huyện lỵ của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Hưng Nguyên nằm ở trung tâm huyện Hưng Nguyên, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 6 km về phía tây. Thị trấn có vị trí địa lý:

Thị trấn Hưng Nguyên có diện tích 7,03 km², dân số năm 1999 là 7.614 người,[3] mật độ dân số đạt 1.083 người/km².

Theo thống kê năm 2019, thị trấn Hưng Nguyên có diện tích 7,03 km², dân số là 9.660 người, mật độ dân số đạt 1.374 người/km².[4]

Lịch sử

Phần lớn địa bàn thị trấn Hưng Nguyên trước đây là xã Hưng Thái thuộc huyện Hưng Nguyên.

Ngày 13 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 139-HĐBT[1]. Theo đó, thành lập thị trấn Thái Lão, thị trấn huyện lỵ huyện Hưng Nguyên trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của hai xã Hưng Thái và Hưng Đạo.

Sau khi thành lập, thị trấn Thái Lão có diện tích 209 ha, dân số là 4.089 người.

Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 12 năm 1993, Chính phủ ban hành nghị định 99-CP giải thể thị trấn Thái Lão, địa bàn nhập vào các xã Hưng Thái và Hưng Đạo như cũ.[6]

Ngày 15 tháng 9 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1998/NĐ-CP[2]. Theo đó, thành lập thị trấn Hưng Nguyên trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Hưng Thái và một phần diện tích, dân số của xã Hưng Đạo.

Sau khi thành lập, thị trấn Hưng Nguyên có 702,7759 ha diện tích tự nhiên, dân số là 6.735 người.

Di tích

Đền Ngọc Điền

Đền Ngọc Điền thờ Cao Các, người Cao Xá, Thọ Xuân, Châu Ái; là tướng nhà Đinh được Đinh Bộ Lĩnh phong là Giám Nghị Đại Phu và giao cho 5 vạn quân và trấn giữ vùng An Ninh và châu Hoan.

Theo Ngọc phả đại vương tôn vị trung thần triều đình của đền Ngọc Điền: Tại làng Châu Ái, Cao Xá, huyện Thọ Xuân, phủ Anh Đô, có ông đồ Cao Trạch, người hiền lành, phúc hậu, lấy bà Lê Thị Điểm, sinh được bé trai kháu khỉnh đặt tên là Cao Các. Lớn lên Cao Các thông minh hơn người thường. Khi đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, ông rời làng đi tìm minh chúa. Khi gặp được Đinh Bộ Lĩnh, thấy ông tư chất thông minh hơn người. Hỏi về học vấn đều đáp trôi chảy nên đã phong ông làm Giám Nghị Đại Phu, giao cho 5 vạn binh lính phò giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn. Với tài trí và mưu lược của mình, Cao Các đã cùng các tướng sỹ lần lượt dẹp loạn, thu phục 12 sứ quân.

Sau khi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh về Hoa Lư xây dựng kinh đô, xưng Đại Thắng Minh Hoàng Đế. Ông ban cho Cao Các thực ấp ở huyện An Ninh. Thấy đây là vùng non nước hữu tình ông bèn cho quân sỹ lập quân cư. Năm 971, chúa Chiêm Thành đem quân uy hiếp nước Đại Cồ Việt. Vua Đinh triệu Cao Các về triều giao cho 5 vạn binh lính, ấn kiếm đi đánh giặc. Với tài thao lược của mình, Cao Các cầm quân xông pha trận mạc, khiến vua Chiêm đại bại, phải trốn về nước. Sau trận đại thắng quân Chiêm, vua Đinh muốn giữ ông lại triều đình nhưng Cao Các xin được ở lại An Ninh. Ông lâm bệnh và mất đột ngột tại quê nhà. Vua Đinh thương tiếc cho các nơi lập miếu thờ ông.

Chú thích

  1. ^ a b “Quyết định 139-HĐBT năm 1986 về việc chia xã và thành lập thị trấn của huyện Tương Dương và huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh”.
  2. ^ a b “Nghị định 73/1998/NĐ-CP thành lập thị trấn Hưng Nguyên thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
  3. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Nghệ An”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.[liên kết hỏng]
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ Ninh Viết Giao, Thái Huy Bích (2009). Địa chí văn hóa Hưng Nguyên. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 16.

Xem thêm

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia