Giải Cánh diều cho phim ngắn

Giải Cánh diều cho phim ngắn là một hạng mục trao giải của Giải Cánh diều, hạng mục này ban đầu là sự kiện riêng biệt tổ chức thường niên vào dịp cuối năm với tên gọi Cuộc thi phim ngắn toàn quốc, do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức. Nhằm ủng hộ các sáng tạo và thể nghiệm của các tác giả trẻ.[1][2] Giải thưởng của cuộc thi được trao cho các bộ phim tham gia, không có giải cho các cá nhân nên mỗi đạo diễn có thể dự thi với nhiều tác phẩm.

Từ năm 2006, cuộc thi đổi tên thành Giải Cánh diều dành cho phim ngắn, đồng nhất với hệ thống giải Cánh diều với phân hạng giải thưởng cùng tên gọi Cánh diều Vàng, Cánh diều Bạc, giải khuyến khích và Bằng khen.[3]

Từ Giải Cánh diều 2010, Giải Cánh diều dành cho phim ngắn được gộp và trở thành một hạng mục chính thức của Giải Cánh diều.

Cuộc thi phim ngắn toàn quốc

2003

Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2002 - 2003 được tổ chức vào tháng 8 năm 2003 do Hội Điện ảnh Việt NamCục Điện ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức. Cuộc thi có 72 tác phẩm dự giải,[1] sau đó chọn ra 12 tác phẩm xuất sắc nhất;[4] với giải nhất trị giá 20 triệu đồng, mỗi giải nhì 10 triệu đồng, mỗi giải ba 5 triệu đồng và mỗi giải khuyến khích 3 triệu đồng.[1] Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 2 tháng 9 năm 2003 tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Ban Giám khảo, có 2/3 lượng tác phẩm than gia lần này chưa đúng tiêu chí xúc tích mà phim ngắn đòi hỏi.[5] Những tác phẩm giành giải có sự sáng tạo, giải quyết và thể hiện ý tưởng một cách sinh động, sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo.[4]

Sau khi cuộc thi kết thúc các tác phẩm đạt giải được phát song trong chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy trên VTV3, một số phim tham gia cũng được chọn lọc và phát hành trong DVD của Hội.[5]

Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Hình thức Chú thích
Giải nhất Bích câu kỳ ngộ Nguyễn Hoàng Linh Hãng phim truyện I Phim truyện [1][5]
Giải nhì Niềm tin Vũ Ngọc Đãng Trường cao đẳng Sân khấu - điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Giải nhì Bỏng Nguyễn Mỹ Khanh Phim tài liệu
Giải Ba Xuất giá tòng phu Lê Bảo Trung Phim truyện [4][5]
Kiếp luân hồi Vũ Phương Linh
Chân dung một người già Tạ Nguyên Hiệp Phim tài liệu
Khuyến khích Chuyện hai chiếc bình Đàm Minh Chí [4]
Âm bản Nguyễn Như Vũ
Gió trên đồng Đinh Văn Viện
Xứ sở kỳ lạ Trần Hùng Cường
Chị ơi Phạm Mai Chi
Chuyện của Lâm Ngô Quý Dương Phim tài liệu
Tham gia đề cử Nhà tiên tri ảo Vũ Ngọc Đãng Phim truyện [5]

2004

Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2004 diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 12 năm 2004, tại Thành phố Hồ Chí Minh.[6] Cuộc thi lần này có 39 tác phẩm của 39 tác giả.[7]

Chất lượng các tác phẩm tham gia cuộc thi lần bị đánh giá là không đồng đều, đề tài được chọn vượt ngoài khả năng của các đạo diễn, tác phẩm không được làm đến nơi đến chốn. Riêng các phim hoạt hình lại là điểm sáng của cuộc thi.[6] Cùng với chất lượng các tác phẩm thì giải thưởng lần này hầu như chỉ mang tính cổ vũ, khuyến khích các tác giả.[8]

Hội đồng giám khảo gồm: nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (phó trưởng Ban giám khảo), đạo diễn Lê Hoàng, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn...[6]

Giải Phim Đạo diễn Thể loại Đơn vị sản xuất Chú thích
Giải nhất Cái đệm Bùi Kim Quy Phim truyện TT phát triển điện ảnh – TPD[9] [6][8][10]
Giải nhì Những người đàn bà Cù Kim Chi Điện ảnh chiều thứ Bảy
Giải nhì Chuyện nhỏ dễ thương Nguyễn Thị Hồng Yến Hoạt hình Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Giải ba Vai phụ Linh Vân Phim tài liệu
Sát nhân Nguyễn Tiến Dũng Phim truyện Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Khuyến khích Hạnh phúc đỏ Lương Đình Dũng TPD[11]
Chuyến tàu tuổi thơ Văn Công Viễn CĐSKĐA TP Hồ Chí Minh
Giải cứu Huỳnh Vinh Sơn Hoạt hình Hãng phim Giải Phóng

2005

Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2005 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 1 năm 2006[12] tại Nhà văn hóa điện ảnh, Thành phố Hồ Chí Minh.[13] Cuộc thi lần này 51 phim tham dự, đến từ các cá nhân, các trường sân khấu điện ảnh và các hãng phim, đài truyền hình.[13]

Trưởng ban giám khảo là đạo diễn Trần Thế Dân, các phim tham dự gồm 44 phim truyện, 5 phim tài liệu và 2 phi hoạt hình; 10 bộ phim xuất sắc nhất của cuộc thi được trình chiếu miễn phí cho khán giả trong 1 ngày trước lễ trao giải.[14] Lễ trao giải có sự tham gia của ca sĩ Quang Dũng, Thanh Thúy, nhóm AC&M, nghệ sĩ Mai Đình Tới và vũ đoàn Những ngôi sao nhỏ.[15]

Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Giải nhất Lạt mềm buộc chặt Phạm Mai Chi VGIK Chuyển thể từ Bên góc đường của Vũ Trọng Phụng[16]
Giải nhì Kiến lửa Phạm Hải Anh [13][16]
Giải nhì Chỉ một đô la Nguyễn Mạnh Hà Trường ĐHSK-ĐA HN
Giải ba Mùa thứ 5 Nguyễn Hoàng Điệp
Tác phẩm đoạt giải Đào Thanh Hưng
Khuyến khích Sen Phạm Phi Đăng
Hoang tưởng Vĩnh Khương
Cò trắng Nguyễn Quỳnh Trang
Trong top 10
Thằng khùng Trần Toàn [12]
Ai đánh thức tôi khi mặt trời lặn Lê Thảo Huyên
Sài Gòn 5g15 GMT Vũ Linh Vân

Giải Cánh diều dành cho phim ngắn

2006

Từ năm này Cuộc thi phim ngắn toàn quốc được đổi tên thành Giải Cánh diều dành cho phim ngắn, phân cấp giải cũng đổi từ Giải nhất thành Cánh diều Vàng và Giải nhì thành Cánh diều Bạc.

Giải năm 2006 thu hút 53 phim tham dự, trong đó có 42 phim truyện, 10 phim tài liệu và 01 phim hoạt hình.[17] Các tác phẩm này đến từ Đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội, Cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP.HCM, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển tài năng TPD, Đài truyền hình Hà Nội, Hãng phim K5, Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng phim truyền thông, Công ty tư vấn T.A.C và các cá nhân.[3][17] Từ các phim tham dự sẽ chọn ra 12 phim xuất sắc nhất để trình chiếu miễn phí, lễ trao giải và bế mạc diễn ra tối 15 tháng 12 năm 2006 tại Nhà văn hóa Điện ảnh Tân Sơn Nhất, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Buổi lễ có sự góp mặt của ca sĩ Ngô Thanh Vân, Đức Tuấn, nhóm Năm Dòng Kẻ, nhóm múa Những Ngôi Sao Nhỏ.[3]

Cơ cấu giải thưởng dự kiến gồm: 1 Cánh diều Vàng, 1 Cánh diều Bạc và 2 giải Khuyến khích; các thể loại sẽ được chấm điểm chung. Các tác phẩm dự giải lần này có chất lượng không tốt khiến cuộc thi bị đánh giá

là "So bó đũa chọn cột cờ" tương tự cuộc thi năm 2004.[18] Trưởng ban giám khảo là nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.[19]

Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Đường về Lục Đại Lượng Đài PTTH Bắc Cạn Kinh phí sản xuất 25 triệu[17]
Cánh diều Bạc Đôi dép chuối Ngọc Tâm Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM [17]
Cánh diều Bạc Trái tim bạc Nguyễn Hồng Chi TFS
Bằng khen Ta còn gửi lửa trong than Nguyễn Công Tính Trường ĐH SKĐA Hà Nội [17][18]
Chuyện ông Mờ Lương Đình Dũng công ty tư vấn T.A.C
Khuyến khích Tôi chỉ cần có thế Võ Thạch Thảo Trường Cao đẳng sân khấu TP.HCM
Le lói Huỳnh Thanh Sỹ
Các tác phẩm khác trong top 12 Hai nửa trái tim Bùi Quốc Thắng Hoạt hình đất nặn [18][20]
Quỳnh Linh Nga ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội [18][21]
Ý trời Võ Hoàng Lan
Tôi chỉ cần có thế Võ Thạch Thảo [21]

Quỳnh là tác phẩm nổi bật nhất cuộc thi nhưng không được giải thưởng vì bộ phim vượt quá thời lượng quy định.[21]

2007

Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2007[22] được tổ chức từ ngày 17 đến 22 tháng 12 năm 2007, với khoảng 63 bộ phim ngắn của các sinh viên điện ảnh và các nhà làm phim trẻ tham gia.[23] Trong đó có 51 phim truyện, 10 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình.[24][25]

Lễ trao giải diễn ra tối 22 tháng 12 tại Nhà văn hóa điện ảnh Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[23] Ban giám khảo cuộc thi gồm trưởng ban là đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cùng các thành viên: nhà quay phim Phạm Hoàng Nam, đạo diễn Đào Bá Sơn, đạo diễn Ngô Quang Hải, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà lý luận phê bình điện ảnh Thanh Tùng.[26]

Giải Phim Đạo diễn Chú thích
Cánh diều Vàng Phương "khùng" Nguyễn Anh Tuấn [22][23]
Cánh diều Bạc Hoa cải về trời Lý Minh Thắng
Cánh diều Bạc Ảo ảnh Nguyễn Thế Vinh
Cánh diều Bạc Bờ bên kia Đinh Thái Thụy
Khuyến khích Hộp quẹt bật lửa Nguyễn Nhật Duy
Sắc màu Lê Thị Dung
Vụ trộm hy hữu Trương Anh Minh
Bằng khen Có 4 phim được bằng khen
Các bộ phim khác dự thi
Nguyễn Thị Thắm [24]
Sám hối Trần Lý Trân
Mẹ ơi
Sơ Nhung Trần Đông Hải [25]
Để gió cuốn đi Nguyễn Định Tường
Trong sáng Trịnh Đình Minh Lê [26]

2008

Giải Cánh diều cho phim ngắn 2008 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 12 năm 2008, có 55 phim dự thi, trong đó có 41 phim truyện ngắn, 10 phim tài liệu và 1 phim hoạt hình.[27][28] Lễ trao giải diễn ra tại rạp Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[29]

Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội có 6 phim dự thi, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh có 21 phim dự thi (18 phim truyện và 3 phim tài liệu); công ty TNHH truyền thông giải trí Việt Hà với cặp tác giả Não Thu Hoài và Lê Hồ Lan dự thi với 6 phim truyện. Saigon Media có 2 phim tài liệu; Hãng phim Giải Phóng và Công ty Fanatic Film có chung 1 phim dự thi cũng là phim hoạt hình duy nhất được gửi tới.[27]

Cũng như những lần tổ chức trước, giải lần này vẫn chọn ra 12 phim hay nhất để chiếu miễn phí trong ngày cuối cùng của giải. Tuy nhiên giải lần này thiếu tính chuyên môn khi toàn bộ Ban giám khảo đều là thuộc lĩnh vực phim truyện.[28] Ban giám khảo bao gồm: đạo diễn Phạm Nhuệ Giang (trưởng ban), đạo diễn Quốc Hưng, đạo diễn Võ Tấn Bình, nhà biên kịch Đoàn Tuấn, nhà quay phim Nguyễn Viện.[30]

Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Bóng rối Nguyễn Thị Thủy Giang (cá nhân) [28][29][30]
Cánh diều Bạc Đi về nơi hoang dã Phan Hồng Thanh Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Cánh diều Bạc Khe hở Trần Mỹ Dung (cá nhân)

Đại học Huế

Cánh diều Bạc Ảnh ảo Huỳnh Trung Hiếu Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Khuyến khích Bồ câu không đưa thư
Những vòng xe Lê Hoài Vũ
Bằng khen Thỏ và rùa Huỳnh Vĩnh Sơn Hãng phim Giải Phóng, Fanatic Film [30]
Hành trình cãi mụ Võ Anh Cẩn Đại học SKĐA TP.HCM
Ăn trưa Trần Trúc Ly; Vũ Minh Anh) (cá nhân)
Một câu chuyện Đặng Liên - Nguyễn Bá Tuân Đại học SKĐA TP.HCM

2009

Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2009 với lễ trao giải được tổ chức ngày 13 tháng 11 năm 2009 tại rạp Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[31]

Giải lần này có có 90 phim dự thi cho cả ba thể loại bao gồm: 62 phim truyện ngắn, 22 phim tài liệu và 6 phim hoạt hình.[2][31] 9 bộ phim hoạt hình, trong đó có tới 5 phim hoạt hình được sản xuất theo công nghệ 3D.[32]

Có 26 tác giả gửi phim với tư cách cá nhân, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội có số tác phẩm dự thi nhiều nhất là 22 phim, tiếp theo đó là Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với 17 tác phẩm và một số công ty, đài truyền hình khác.[31] Vì không có hội đồng sơ khảo nên Ban giám khảo đã phải xem toàn bộ 90 tác phẩm được gửi đến.; 12 phim xuất sắc nhất được trình chiếu miễn phí vài ngày cuối cùng của cuộc thi; trưởng ban Giám khảo là nhà biên kịch Nguyễn Hồ cùng các tác giả trẻ như đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, đạo diễn Lê Bảo Trung, nhà thơ - đạo diễn Phan Huyền Thư.[2][31] 12 phim chung cuộc gồm: 8 phim truyện, 2 tài liệu và 2 hoạt hình.[2]

Giải Phim Đạo diễn Thể loại Chú thích
Cánh diều Vàng Giao thừa Hồ Anh Tuấn Phim truyện [2]
Cánh diều Bạc 1 Bà ngoại leo dừa Đỗ Thành An Phim tài liệu
Cánh diều Bạc 2 Chú bé đánh giày Doãn Thành Hoạt hình
Khuyến khích Hồn cát Nguyễn Tấn Phước Phim truyện
2-4-6-3-5-7-Chủ nhật Nguyễn Quang Minh
Sadi đuổi quạ Phạm Trần Bảo Quyên Phim tài liệu
Bằng khen 5 phim đạt giải, trong đó có

- Hình và bóng của Trần Quang Minh

- Một ngày - mọi ngày của Nguyễn Thị Ngọc Châu

- Câu chuyện mùa đông của Bùi Quốc Thắng

[2][33]
Không đạt giải Kỷ niệm Nguyễn Quang Tuyến Phim truyện [2]

Giải Cánh diều - thập niên 2010

Giải Cánh diều cho phim ngắn chính thức trở thành hạng mục của Giải Cánh diều.[34]

Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Bạc Đường kiến Thiều Hà Quang Nghĩa Trường ĐHSK-ĐA HN[35] [36] Có 41 phim tham gia

Không trao giải Vàng

Cánh diều Bạc Mẹ và con Phan Huyền My TPD
Bằng khen Tình già Đỗ Thanh Hà [37]
Nhọc nhằn than Lê Mỹ Cường
Mình ơi Phạm Trần Bảo Quyên Trường ĐH SKĐA TPHCM
Tập làm văn Đào Thái Anh
Khẽ chạm Đinh Tuấn Vũ Trường ĐH SKĐA HN
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng 16 giờ 30 Trần Dũng Thanh Huy Trường ĐHSK-ĐA HCM[38] Có 37 đề cử

[39][40]

Cánh diều Bạc Thứ bảy này bác có đến không Lê Phương Mai
Cánh diều Bạc Mắt cửa Huỳnh Viết Phương
Bằng khen Cá Chuối Đỗ Quốc Trung [41]
Lỗ thủng Lê Bình Giang
Chở đá đi chơi Trần Ngọc Sáng
Trái tim xanh Đặng Cao Cường
Chuyện tào lao Nguyễn Khắc Huy
Động lực sống Chu Việt Nga TPD
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Chiếc hộp Pandora Đặng Việt Đức Trường ĐHSK-ĐA HN [35][42]
Cánh diều Bạc Căn phòng 2012 Nguyễn Hồng Quân
Cánh diều Bạc Nợ Bùi Thị Hà
Bằng khen Chuyện của con Phùng Văn Định Trường ĐHSK-ĐA HN
Trực nhật với Thư Kỳ Đỗ Quốc Trung
Sông cướp dòng Võ Quốc Thành
24 phim tham gia

Trưởng ban giám khảo: Nguyễn Hữu Phần

[43][44]
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Bạc Thiếu Lê Hiếu Trường ĐHSK-ĐA HN[35] Không có giải Vàng

[45]

Có 45 phim tham gia[46]

Cánh diều Bạc Con đường đi học Hà Lệ Diễm TPD
Cánh diều Bạc Đường về Đinh Trần Việt Thúy
Bằng khen Gia đình Thiện Giao Trịnh Quang Bách [47]
Cánh cửa Phạm Xuân Trung
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Cô gái trên tầng thượng Lê Hoàng [48][49] Có 29 phim đề cử
Cánh diều Bạc Kẻ đến từ phía sau Thanh Sỹ
Bằng khen Gánh một kiếp nghề Quốc An
Hoàng tử bé và mê cung xanh Lê Hiếu
Đóng vào mở ra Quốc Trung
Lính Thu Trang
Mùi Lê Bảo
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Cách khác Lã Tùng Lâm Trường ĐHSK-ĐA HN [50] Có 33 phim đề cử[51]

Trưởng Ban giám khảo: Phan Bích Hà[52]

Cánh diều Vàng Dành tặng ông Điều Nguyễn Hiền Anh TPD
Cánh diều Bạc Hai thế giới Mai Hoàng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Bằng khen Sự thật tiểu thuyết thế kỷ
Bệnh nhân Phạm Thanh Bình
Chiều muộn Nguyễn Hồng Bách TPD
Uyên Nguyễn Hoài Nam
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Bạc XX2061 Phạm Thu Thủy TPD Không có giải Vàng[53]
Cánh diều Bạc Rito Rito Nguyễn Ngọc Thảo Ly
Cánh diều Bạc Áo đồng phục Nguyễn Hoàng Phương; Nguyễn Nhật Thủy Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Bằng khen Bóng tối (The Shadow) Hà Việt Phương; Nguyễn Quốc Việt
Linh Nguyễn Trà My
Tầng trên Nguyễn Sương Mai TPD
Trưởng Ban giám khảo: biên kịch Trịnh Thanh Nhã[54]
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Vô diện Nguyễn Phan Thảo Đan Có 32 phim tham gia [55][56][57]

Trưởng ban giám khảo: Nguyễn Thanh Vân

Cánh diều Bạc Câu chuyện về ông Tời Trương Minh Nhựt
Cánh diều Bạc Buông Trần Minh Ngân; Anh Quân
Cánh diều Bạc Lẫn (phim tài liệu) Nguyễn Ngọc Mai TPD
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Mệ A (hoạt hình) Khánh Chi Đài PTTH Quảng Bình [58] Có 26 phim tham dự[59]
Cánh diều Bạc Len Trâu Kim Thoại
Cánh diều Bạc Xứ Đoài mây trắng Vũ Quỳnh Phương
Bằng khen Một phi vụ nọ
Sợi dây
Những mảnh đời đá bạc
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Bạc Mộng tưởng đen Dương Phước Trung TPDCJD [60][61] Có 17 phim tham gia

Không có giải Vàng

Cánh diều Bạc Hết hồn Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Bằng khen Cô ấy là Thanh Phạm Thanh Nga
Bí mật của mặt nạ Trần Hằng
Bà ơi Phan Thị Như Loan Trường Đại học Văn Lang

Giải Cánh diều - thập niên 2020

Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Một cõi đi về Trần Thị Hà Trang Trường ĐHSK-ĐA HN [62] Có 18 phim tham gia đề cử
Cánh diều Bạc Đường cao tốc Hồ Thanh Thảo TPD
Cánh diều Bạc Cơm rác Lò Minh Tuấn Đài PT-TH Điện Biên
Bằng khen Ba lô Chu Ánh Nguyệt TPD [63][64]
Có lẽ tôi là người giàu nhất Trương Minh Nhựt Trường ĐHSK-ĐA HCM
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Thành phố thẳng đứng Nguyễn Thị Bích Ngọc Trường ĐHSK-ĐA HN [65] Có 35 phim tham gia đề cử[66]
Cánh diều Bạc Người hộ tang Đỗ Quốc Trung Sidus And Teu Ent.
Cánh diều Bạc Nỗi đau đẹp nhất Lưu Hân Trường ĐH Văn Lang
Bằng khen Lên tầng Nguyễn Tiến Thành Trường ĐHSK-ĐA HN
Nhìn! Phan Thị Mỹ Thắm; Trần Trí Tín Trường ĐHSK-ĐA HCM
Giải Phim Đạo diễn Đơn vị sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Dưới đáy hố Đinh Phạm Phước Bình Trường ĐHSK-ĐA TPHCM [67] Có 52 phim tham gia đề cử[68]
Cánh diều Bạc Ảo giác Đào Linh Chi Trường ĐHSK-ĐA HN
Cánh diều Bạc Con gà mái mơ Lê Văn Mỹ Thiện Trường ĐHSK-ĐA TPHCM
Bằng khen Cho một ngày mai Trần Quang Huy Trường ĐHSK-ĐA HN
Dưới đôi cánh của mẹ Bùi Phương Thảo Trường ĐHSK-ĐA HN
Điềm báo Hồ Thanh Thảo Công ty Cổ phần Phát triển điện ảnh TPD

Tham khảo

  1. ^ a b c d “Cuộc thi Phim ngắn toàn quốc 2002 - 2003: Bích câu kỳ ngộ đoạt giải nhất”. Tuổi trẻ Online. 3 tháng 9 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g “Cánh diều dành cho phim ngắn 2009: Chấm giải rất mệt!”. Báo Kinh tế đô thị. 14 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ a b c “Cánh diều dành cho phim ngắn”. Tuổi trẻ Online. 10 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b c d “12 tác phẩm đoạt giải cuộc thi phim ngắn 2002-2003”. Người Lao Động. 4 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ a b c d e Nguyễn Chương (4 tháng 9 năm 2004). “Phim ngắn: đã có thể nhìn xa hơn”. Tuổi trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ a b c d VnExpress. “Cuộc thi phim ngắn toàn quốc: Bó đũa chọn cột cờ”. vnexpress.net. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ “Ông Trần Luân Kim - Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam: Phim ngắn là bước đệm đến với phim dài”. Báo Thanh Niên. 24 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ a b ONLINE, TUOI TRE (25 tháng 12 năm 2004). “Kết thúc cuộc thi phim ngắn 2004: So bó đũa chọn cột cờ”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ ONLINE, TUOI TRE (16 tháng 5 năm 2005). “Hai nhạc công nhạc jazz hay nhất châu Âu biểu diễn tại Hà Nội”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ An Ngọc (10 tháng 4 năm 2017). "Cha cõng con": Thắng trên thế giới, thua trên sân nhà”. Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ ONLINE, TUOI TRE (18 tháng 3 năm 2008). “IDÉCAF trình chiếu phim của các đạo diễn trẻ”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ a b “Thi phim ngắn: kích thích thể nghiệm”. Tuổi trẻ online. 3 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ a b c “Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2005: Tác phẩm Lạt mềm buộc chặt đoạt giải nhất”. Báo Thanh Niên. 6 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ 'Kỳ vọng vào thế hệ đạo diễn trẻ...'. Tuổi trẻ online. 7 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  15. ^ “Lễ trao giải thưởng phim ngắn toàn quốc 2005”. Báo Thanh Niên. 2 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ a b “Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2005: Nhiều cái nhìn góc cạnh và quyết”. Báo Thanh Niên. 9 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ a b c d e “Bất ngờ kết quả lễ trao giải "Cánh diều cho phim ngắn 2006". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ a b c d “Cánh diều dành cho phim ngắn 2006: Lại so bó đũa chọn cột cờ”. Tuổi trẻ online. 16 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  19. ^ “Cánh diều dành cho phim ngắn”. Báo Nhân Dân điện tử. 15 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ “Phim underground Việt: "Ngầm" cũng nhộn nhịp (Bài 4)”. Thể thao văn hóa. 18 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ a b c “Diều chưa gặp gió…”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 21 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  22. ^ a b “Phương khùng: Phim ngắn hay nhất năm 2007”. Người Lao Động. 24 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ a b c “Cánh diều vàng dành cho phim ngắn 2007: Giải thưởng dành cho sức trẻ”. Tuổi trẻ online. 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ a b “Phim ngắn Việt Nam, đi về đâu?”. Tạp chí Tia sáng. 2 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ a b “Đã tìm thấy sự tâm huyết ở các nhà làm phim trẻ”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 21 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ a b “Cánh diều dành cho phim ngắn 2007”. Tuổi trẻ Online. 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ a b “52 phim dự giải Cánh diều 2008 | VOV.VN”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 4 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ a b c “Phim ngắn 2008: Hy vọng ở lớp đạo diễn trẻ”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  29. ^ a b “Nguyễn Thị Thủy Giang đoạt giải Cánh diều vàng phim ngắn 2008”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 13 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ a b c “Bóng rối đoạt Cánh diều vàng cho phim ngắn 2008”. Tuổi trẻ online. 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  31. ^ a b c d “Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2009”. Báo Thanh Niên. 11 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ “Phim hoạt hình Việt Nam: Loay hoay tìm lối thoát”. Tạp chí Sông Hương. 4 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  33. ^ “Đạo diễn Việt Linh: Bước ngắn còn hơn không bước”. Báo Hòa Bình. 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  34. ^ “Giải thưởng điện ảnh Cánh diều 2010: Sẽ có thêm giải dành cho phim ngắn”. Tạp chí Đảng Cộng Sản. 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  35. ^ a b c “Khoa Nghệ thuật Điện ảnh”. Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội (bằng tiếng Anh). 7 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  36. ^ “Toàn cảnh Cánh diều vàng 2010”. Báo Thanh Niên. 14 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  37. ^ “Lễ trao giải Cánh diều 2010: Trang trọng và xúc động”. Thế giới điện ảnh. 14 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  38. ^ NLD.COM.VN (17 tháng 3 năm 2012). “Thái Hòa vinh danh tại Cánh Diều 2011”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  39. ^ “Cánh diều 2011: Phim giải trí lên ngôi”. Báo Thanh Niên. 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  40. ^ “Giải Cánh diều 2011: Bất ngờ với phim truyện điện ảnh”. Tạp chí Đảng Cộng Sản (bằng tiếng Anh). 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  41. ^ “Mùi cỏ cháy bay cao tại Giải Cánh diều 2011”. Truyền hình Hà Nam. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  42. ^ “Phim Victor Vũ đoạt 8 giải Cánh Diều”. VnExpress. 10 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  43. ^ “Phim "Thiên mệnh anh hùng" bội thu "Cánh diều Vàng 2012". www.baodongthap.vn. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  44. ^ “Cánh diều 2012: bí ẩn là Lạc lối”. Báo điện tử VTV. 27 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  45. ^ “Phim của Hoàng Thùy Linh thắng lớn tại Cánh diều 2013”. znews.vn. 16 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  46. ^ ONLINE, TUOI TRE (1 tháng 3 năm 2014). “11 phim tư nhân tranh giải Cánh diều 2013”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  47. ^ “Cánh diều 2013: Thần tượng rinh về 6 giải thưởng lớn”. Thế giới điện ảnh. 16 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  48. ^ ONLINE, TUOI TRE (12 tháng 3 năm 2015). “Cánh diều vàng 2014: Những đứa con của làng nhận 4 giải”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  49. ^ “Lễ trao giải Cánh diều 2014: Sơn Tùng M-TP giành Giải Diễn viên trẻ triển vọng”. Thể thao Văn hóa Online. 12 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  50. ^ “Sinh viên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội giành 4 giải trong hạng mục Phim ngắn của Giải Cánh diều 2015”. Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  51. ^ “Lễ trao giải Cánh diều 2015”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  52. ^ “Giải Cánh diều 2015: Loại phim Việt có kịch bản từ nước ngoài”. Báo Nghệ An điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày. 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  53. ^ “Những chủ nhân của Cánh diều 2016”. Báo Tổ Quốc. 10 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  54. ^ “Cánh diều 2016: Vệ sĩ Sài Gòn vẫn đang được 'xem xét'. Tuổi trẻ online. 16 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  55. ^ “Cánh diều 2017: VTV giành 3 giải Cánh diều Vàng, 2 Cánh diều Bạc”. VTV điện tử. 16 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  56. ^ "Cô Ba Sài Gòn", "Thương nhớ ở ai" thắng lớn tại Cánh Diều 2017”. Báo Văn hóa. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  57. ^ “Cánh diều còn đủ sức bay?”. Báo Thanh Niên. 6 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  58. ^ “Không phải 'Song Lang', Cánh diều 2018 gọi tên 'Chàng vợ'!”. Thế giới điện ảnh. 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  59. ^ “Vượt mặt Trường Giang, Liên Bỉnh Phát nhận giải Cánh diều Vàng 2018”. VietNamNet. 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  60. ^ “Cánh diều vàng 2019 trao giải giữa mùa Covid”. Thế giới điện ảnh. 12 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  61. ^ “Giải thưởng Cánh diều 2019: VTV thắng lớn”. Báo Điện tử VTV. 12 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  62. ^ “Giải Cánh Diều 2020: 'Bố già' ẵm giải vàng, 'Hồ sơ cá sấu' thắng lớn”. Báo điện tử Tiền Phong. 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  63. ^ 'Bố già' tiếp tục 'càn quét' giải thưởng tại 'Cánh diều 2020'. Thế giới điện ảnh. 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  64. ^ “Bố già tiếp tục gặt hái thành công tại Cánh diều 2020”. Báo Điện tử VTV. 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  65. ^ “Lễ trao Giải thưởng Cánh Diều 2021”. Cục Điện ảnh Việt Nam. 15 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  66. ^ “Công bố 147 tác phẩm dự giải thưởng điện ảnh Cánh Diều 2021”. Báo Người Lao Động. 16 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  67. ^ “Đài Truyền hình Việt Nam thắng lớn tại giải Cánh diều Vàng 2023”. VTV News. 10 tháng 9 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  68. ^ Nguyễn Tri (10 tháng 9 năm 2023). 'Mẹ rơm', 'Tro tàn rực rỡ' đoạt giải Cánh diều Vàng năm 2023”. Báo Nhà đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia