Giải Booker
Giải Booker, trước đây là Giải thưởng Văn học Booker (1969–2001) và Giải Man Booker (2002–2019), là một giải thưởng văn học danh giá, hàng năm được trao cho một tác phẩm văn học dài viết bằng tiếng Anh, ngoài ra tác phẩm này cũng cần được xuất bản ở Anh Quốc và/hoặc Ireland. Những người giành được Giải Booker sẽ nhận được 50.000 bảng Anh, cùng với sự quảng bá rộng rãi tác phẩm trên thị trường quốc tế (thường dẫn đến hiện tượng doanh thu tăng vọt).[1] Khi giải thưởng này được thành lập, chỉ có những cuốn tiểu thuyết được viết bởi công dân Khối Thịnh vượng chung, Ireland và Nam Phi (sau này có thêm Zimbabwe) mới có thể nhận giải; vào năm 2014, điều kiện nhận giải đã mở rộng tới phạm vi tất cả những cuốn tiểu thuyết được viết bằng tiếng Anh.[2][3] Một hội đồng năm người bao gồm các tác giả, người xuất bản và nhà báo, cũng như là các chính trị gia, diễn viên, họa sĩ và nhà sĩ,[4] sẽ được Quỹ Giải Booker chỉ định hàng năm để chọn ra tác phẩm nhận giải.[5][6] Tính tới năm 2015, giám đốc điều hành của Quỹ Giải Booker là Gaby Wood.[7][8][9] Ngoài ra, Giải Booker còn có một giải thưởng bổ sung, chính là Giải Booker Quốc tế. Giải thưởng này được trao cho các tác phẩm được dịch sang tiếng Anh và được xuất bản tại Anh Quốc hoặc Ireland. Không giống như Giải Booker, các tuyển tập truyện ngắn vẫn có tư cách để nhận Giải Booker Quốc tế. Số tiền thưởng 50.000 bảng Anh được chia đều cho tác giả và dịch giả của cuốn tiểu thuyết nhận giải.[10] Lịch sửGiải thưởng có tên ban đầu là Giải Booker-McConnell (Booker-McConnell Prize), lấy theo tên Booker-McConnell - công ty tài trợ cho giải thưởng từ khi nó ra đời năm 1968. Từ năm 2002, cùng với việc quyền quản lý giải thưởng thuộc về Quỹ Giải Booker (Booker Prize Foundation), tên chính thức của giải thưởng cũng được chuyển thành Giải Man Booker, trong đó Man là tên của Man Group, công ty tài trợ mới của giải. Ban đầu giá trị giải thưởng mỗi năm là 21.000 bảng Anh, sau được tăng lên 50.000 bảng kể từ năm 2002. Năm 1993, từ 25 tác phẩm giành giải Booker đầu tiên, ban giám khảo đã chọn tiểu thuyết Midnight's Children của nhà văn Salman Rushdie (giải Booker 1981) là tiểu thuyết hay nhất trong 25 năm của giải Booker, tác phẩm này được trao Giải Booker of Bookers (Booker of Bookers Prize). Năm 2008 một giải thưởng tương tự được trao cho tác phẩm hay nhất trong 40 năm của giải Booker, giải lần này có tên Booker hay nhất (The Best of the Booker)[11] và Midnight's Children của Salman Rushdie một lần nữa lại là tác phẩm chiến thắng[12]. Từ năm 2005, Quỹ Giải Booker cũng thành lập Giải Man Booker quốc tế để mở rộng diện tác giả ra toàn thế giới. Quá trình xét giảiQuá trình lựa chọn danh sách rút gọn (shortlist) và tác phẩm hay nhất cho Giải Booker được thực hiện bởi ban cố vấn gồm một nhà văn, hai nhà biên tập, một nhà quản lý văn học, một nhà kinh doanh sách, một nhà quản lý thư viện và một chủ tịch (do Quỹ Giải Booker lựa chọn). Ban cố vấn này sẽ chọn ra một ban giám khảo gồm 5 người bao gồm các nhà phê bình, nhà văn, học giả có tiếng, ban giám khảo sẽ chịu trách nhiệm chọn ra cuốn sách giành Giải Booker năm đó. Thành phần ban giám khảo Giải Booker thay đổi theo từng năm. Trong 35 năm đầu tiên, chỉ có 5 năm là danh sách tác phẩm rút gọn có ít hơn 6 tiểu thuyết và 2 năm (1980, 1981) danh sách này có 7 tiểu thuyết. Tổng cộng đã có 201 tác phẩm của 134 tác giả từng lọt vào danh sách rút gọn trong 35 năm Giải Booker. Có 19 tác giả từng có 2 tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn, trong đó duy nhất có J. M. Coetzee từng chiến thắng trong cả hai lần. Các nhà văn có quốc tịch Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là những người giành nhiều Giải Booker nhất, 24 giải, tiếp đó là các nhà văn quốc tịch Úc (6 giải) và Cộng hòa Ireland (4 giải). Tác phẩm giành giải BookerXem thêmTham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Giải Booker. |
Portal di Ensiklopedia Dunia