Giải đua xe Công thức 1 2013 là mùa giải thứ 64 của Công thức 1 do Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) tổ chức. Giải này bao gồm 19 chặng đua từ tháng 3 cho đến tháng 11.
2013 cũng là năm cuối cùng khi động cơ V8 2,4 l được giới thiệu vào năm 2006 được sử dụng[1].
Sebastian Vettel đã bảo vệ thành công chức vô địch của mình và đồng thời giành chức vô địch thứ tư liên tiếp tại giải đua ô tô Công thức 1 Ấn Độ 2013, chặng đua thứ 15 của mùa giải. Anh trở thành tay đua thứ ba trong lịch sử Công thức 1 giành được bốn chức vô địch hạng mục tay đua liên tiếp. Ngoài ra, anh trở thành tay đua thứ tư vô địch ít nhất bốn lần cùng với Alain Prost, Juan Manuel Fangio và Michael Schumacher. Đó là một trong những chức vô địch với thành tích thống trị nhất trong lịch sử Công thức 1 và là chức vô địch cuối cùng mà một tay đua của Red Bull Racing giành được cho đến năm 2021 khi Max Verstappen giành được chức vô địch hạng mục tay đua đầu tiên của mình tại giải đua ô tô Công thức 1 Abu Dhabi 2021. Đồng thời, đó cũng là chức vô địch cuối cùng dành cho một tay đua tham gia với một đội đua sử dụng động cơ Renault cho đến năm 2022. Vettel giành chức vô địch với khoảng cách kỷ lục 155 điểm và màn trình diễn ấn tượng đó giúp anh giành được Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus với tư cách là Vận động viên nam của năm. Anh cũng chính là tay đua Công thức 1 thứ hai giành được giải này[2].
Vettel đã phá kỷ lục 13 lần giành chiến thắng trong một mùa giải của Schumacher và kết thúc mùa giải với chín chiến thắng liên tiếp[3]. Fernando Alonso đứng thứ nhì trong bảng xếp hạng các tay đua cho Ferrari lần thứ ba sau bốn mùa giải và đây cũng là lần cuối cùng anh giành chiến thắng trong một cuộc đua hoặc lên bục trao giải cho đến giải đua ô tô Công thức 1 Qatar 2021. Đội của Vettel, Red Bull Racing, với sự hỗ trợ của đồng đội Mark Webber, đã bảo vệ thành công chức vô địch hạng mục đội đua và Red Bull Racing giành được chức vô địch lần thứ tư trong lịch sử đội.
Các tay đua và đội đua
Bảng này liệt kê tất cả các tay đua có hợp đồng với đội đua với tư cách là tay đua chính hoặc tay đua dự bị/lái thử cho mùa giải 2013 hoặc những tay đua đã tham gia các cuộc lái thử chính thức. Các đội đua sau đây được sắp xếp theo thứ tự của bảng xếp hạng các đội đua vào năm 2012.
Adrian Sutil, người không tham gia bất kỳ giải đua xe nào vào năm 2012, đã trở lại Force India. Anh đã từng đua cho đội kể từ năm 2007 khi đội còn tham gia với tên gọi là Spyker cho đến năm 2011[31].
Heikki Kovalainen ban đầu không có chỗ đua và ban đầu vẫn là tay đua lái thử tại Caterham[32]. Trong hai chặng đua cuối cùng của mùa giải, anh được Lotus thuê để thay thế người đồng hương Kimi Räikkönen bị thương[33].
Trong số sáu tay đua dẫn đầu của mùa giải GP2 năm ngoái, ba tay đua đã chuyển sang Công thức 1 với tư cách là tay đua chính và chính thức ra mắt trong mùa giải 2013. Esteban Gutiérrez, người về thứ ba với Lotus GP, đã chuyển sang Sauber[34]. Trước đây, anh đã làm việc với tư cách là tay đua lái thử. Max Chilton, người xếp thứ tư, đã chuyển từ Carlin sang Marussia. Trước đó, anh đã hoàn thành các lần lái thử với Marussia[35]. Giedo van der Garde, người đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng các tay đua của giải đua xe GP2 với Caterham Racing vào năm 2012 và là tay đua lái thử cho Caterham, đã nhận được một chỗ đua chính tại Caterham[36].
Vào mùa giải này, Valtteri Bottas cũng lần đầu tiên tham gia với tư cách là tay đua chính cho Williams. Bottas đã hoàn thành một số buổi chạy vào thứ Sáu cho Williams vào năm 2012 nhưng không tham gia trong bất kỳ chặng đua nào trong mùa giải 2012. Năm 2011, anh giành chức vô địch trong giải đua xe GP3 với Lotus GP[37].
Pedro de la Rosa, tay đua năm 2012 của HRT, đã được đưa vào danh sách của Ferrari cho mùa giải 2013 và anh trở thành một trong số những tay đua lái thử và dự bị[38]. Jérôme D'Ambrosio, người đã tham gia một cuộc đua cho Lotus vào năm ngoái, cũng ở lại với Lotus với tư cách là tay đua lái thử và dự bị[39].
Timo Glock, tay đua chính của Marussia vào năm 2012, chuyển sang giải đua xe DTM và trở thành tay đua của đội đua BMW[40].
Kamui Kobayashi, tay đua chính của Sauber vào năm 2012, cũng đã chuyển từ Công thức 1 sang WEC. Anh đã nhận được một chỗ đua GTE Pro với đội AF Corse[42].
Vitaly Petrov, tay đua chính của Caterham vào năm 2012, mất chỗ đua chính của mình ở đội đua đó.
Thay đổi đội đua
Vào tháng 11 năm 2012, Thesan Capital, công ty sở hữu của đội đua HRT, thông báo rằng họ đang rao bán đội này[43]. Do vậy, đội này cần tìm được người mua trước ngày 30 tháng 11—ngày phải trả phí để tham dự giải đấu năm 2013. Vì Thesan Capital đã không tìm được người mua kịp thời, HRT đã bị loại khỏi danh sách tham gia năm 2013[44].
Giải đua ô tô Công thức 1 Châu Âu bị tạm ngừng từ năm 2013 khiến năm 2013 trở thành mùa giải đầu tiên không có giải đua ô tô Công thức 1 Châu Âu kể từ năm 1998, với trường đua đường phố Valencia đã tổ chức sự kiện này từ năm 2008. Mặc dù vậy, khả năng trở lại của trường đua này trong tương lai không hoàn toàn bị loại trừ. Thế nhưng, vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, trường đua đường phố Valencia đã đóng cửa vĩnh viễn và giải đua ô tô Công thức 1 Châu Âu đã quay trở lại lịch đua vào năm 2016 tại trường đua thành phố Baku ở Baku, Azerbaijan.
Grand Prix of America được dự kiến đưa vào lịch và dự kiến sẽ diễn ra trên một trường đua đường phố mới ở New Jersey do Hermann Tilke thiết kế vào tháng 6 năm đó[45]. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc đua được ấn định ngày trên lịch tạm thời, Bernie Ecclestone đã hủy bỏ hợp đồng với các nhà tổ chức ở New Jersey[46] và các nhà tổ chức sau đó xác nhận rằng cuộc đua đã bị xóa khỏi lịch năm 2013 và được lên lịch lại cho 2014[47]. Việc cuộc đua bị hủy được cho là do không có đủ tất cả các giấy phép cần thiết để tổ chức cuộc đua từ nhiều chi nhánh của các cơ quan chính phủ tiểu bang và liên bang.
Thay đổi quy định
Từ mùa giải 2013, hệ thống DRS, trước đây được phép sử dụng trong buổi chạy, chỉ được phép sử dụng trong các khu vực DRS được chỉ định trong cuộc đua[48]. Ngoài ra, hệ thống DRS kép chủ động (còn được gọi là "trục F thụ động"), trong đó có cơ chế kích hoạt của DRS, bị cấm sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như trục F trên chiếc xe Mercedes F1 W03.
Lốp của Pirelli được sử dụng trong năm 2013 nặng hơn khoảng 2 kg mỗi bộ so với lốp năm ngoái do cấu trúc khác - 200 g cho lốp trước, 700 g cho lốp sau[49]. Do vậy, FIA tăng trọng lượng tối thiểu của xe đua (cộng thêm tay đua) từ 640 lên 642 kg.
Các đội được phép sử dụng bộ phận chắn để che mũi xe để chiếc xe đẹp hơn. Các bài thử nghiệm trên mũi xe đã được sửa đổi để chống lại sự biến dạng sau khi các đội đã phát triển lại đôi cánh tà rất đắt tiền vào năm ngoái. Loại cánh này bị biến dạng dưới áp suất tiếp xúc cao và do đó tính khí động học của chiếc xe đua được cải thiện.
Vì chỉ có 22 tay đua tham gia vào năm 2013 nên thể thức vòng phân hạng đã được điều chỉnh. Trong hai phần đầu tiên của vòng phân hạng, Q1 và Q2, sáu (thay vì bảy) tay đua chậm nhất sẽ bị loại. Phần cuối cùng vẫn được tranh tài bởi mười tay đua nhanh nhất[50].
Từ giải đua ô tô Công thức 1 Hungary trở đi, giới hạn tốc độ trong làn pit sẽ giảm từ 100 xuống 80 km/h và tất cả các thành viên trong đội pit trong cuộc đua bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Trong suốt vòng phân hạng và cuộc đua, chỉ các thành viên trong đội và nhân viên quan sát được phép di chuyển tự do trong làn pit và các đại diện truyền thông phải ở sát đường pit. Những thay đổi này được áp dụng sau khi chiếc xe của Mark Webber bị mất bánh sau bên phải vì bị lắp không đúng cách ngay sau khi đổi lốp tại giải đua ô tô Công thức 1 Đức. Lốp đó đâm phải một người quay phim khiến anh này phải nhập viện vì gãy xương và chấn động[51].
Tường thuật
Diễn biến mùa giải
Những chặng đua đầu tiên
Giải đua ô tô Công thức 1 Úc, chặng đua đầu tiên của mùa giải, diễn ra ở trường đua Albert Park vào ngày 17 tháng 3 năm 2013 và kéo dài tổng cộng 58 vòng đua. Kimi Räikkönen giành chiến thắng cuộc đua này bằng cách sử dụng chiến thuật hai lần đổi lốp trước Fernando Alonso và Sebastian Vettel[52]. Đó cũng là chiến thắng thứ 20 của Kimi Räikkönen. Mặc dù xuất phát ở vị trí pole, Vettel về đích ở vị trí thứ 3[53]. Do trời mưa to, vòng phân hạng đã bị hủy bỏ sau phần đầu tiên và được kết thúc vào sáng Chủ nhật. Chỉ có 21 tay đua xuất phát vì chiếc xe đua Sauber của Nico Hülkenberg gặp sự cố về nhiên liệu. Maldonado chạy lệch khỏi đường đua và bỏ cuộc và một tay đua khác phải bỏ cuộc là Rosberg do hệ thống điện bị hỏng. Felipe Massa, Lewis Hamilton, Mark Webber, Adrian Sutil, Paul di Resta, Jenson Button và Romain Grosjean ghi điểm sau khi cuộc đua kết thúc[53]. Trong bảng xếp hạng các đội đua, Ferrari dẫn đầu với 30 điểm trước Lotus F1 Team (26 điểm) và Red Bull Racing (23 điểm).
Giải đua ô tô Công thức 1 Malaysia, chặng đua thứ hai trong tổng số 19 chặng đua của mùa giải này, diễn ra ở trường đua Sepang International vào ngày 24 tháng 3 năm 2013 và bao gồm 56 vòng đua. Khi bắt đầu cuộc đua, mặt đường đua vẫn còn hơi ướt và do đó vết dầu loang chỉ được sử dụng khi thờ tiết khô ráo trong cuộc đua. Vào cuối cuộc đua, hai tay đua của Red Bull so kè với nhau để giành chiến thắng một cách tranh cãi sau Mark Webber bịSebastian Vettel vượt[54] và một cuộc so kè khác nữa giữa các tay đua của Mercedes để giành vị trí thứ ba. Sebastian Vettel đã giành chiến thắng cuộc đua này trước đồng đội Webber và Lewis Hamilton[55]. Các tay đua còn lại lấy được điểm trong cuộc đua này là Nico Rosberg, Felipe Massa, Romain Grosjean, Kimi Räikkönen, Nico Hülkenberg, Sergio Pérez và Jean-Éric Vergne[56]. Với chiến thắng này, Vettel dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua với 40 điểm, xếp trên Räikkönen (31 điểm) và Webber (26 điểm). Trong bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing có được 66 điểm trước Lotus F1 Team (40 điểm) và Ferrari (cùng 40 điểm).
Tại giải đua ô tô Công thức 1 Bahrain diễn ra vào ngày 21 tháng 4 năm 2013, Sebastian Vettel giành chiến thắng cuộc đua này trước cặp tay đua của Lotus F1 Team, Kimi Räikkönen và Romain Grosjean, tương tự chặng đua vào năm 2012[61]. Vettel phần lớn dẫn đầu cuộc đua và cũng lập vòng đua nhanh nhất. Các tay đua ghi điểm khác trong chặng đua này là Paul di Resta, người đạt kết quả tốt nhất trong sự nghiệp Công thức 1 của mình, Lewis Hamilton, Sergio Pérez, Mark Webber, Fernando Alonso, Nico Rosberg và Jenson Button[62]. Vettel tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua với 77 điểm, xếp trên Räikkönen (67 điểm) và Hamilton (50 điểm)[63]. Trong bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing dẫn đầu với 109 điểm trước Lotus F1 Team (93 điểm) và Ferrari (77 điểm)[63]. Ngoài ra, sự kiện này diễn ra trong điều kiện khó khăn vì các cuộc biểu tình chống lại chế độ chính trị ở Bahrain.
^“Paul Di Resta”. forceindiaf1.com. 31 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2013. Paul Di Resta enters his third season as a full-time F1 race driver with Sahara Force India in 2013.
^“Adrian Sutil completes Sahara Force India's 2013 line-up”. forceindiaf1.com. 28 tháng 2 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013. Sahara Force India is pleased to announce that Adrian Sutil will complete its driver line-up for the 2013 season.