Gạo trắng

Gạo trắng
Cơm gạo trắng, hạt dài trung bình
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng544 kJ (130 kcal)
28.59 g
Chất xơ0.3 g
0.21 g
Chất béo bão hòa0.057 g
Chất béo không bão hòa đơn0.065 g
Chất béo không bão hòa đa0.056 g
2.38 grams
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
0%
0 μg
Thiamine (B1)
14%
0.167 mg
Riboflavin (B2)
1%
0.016 mg
Niacin (B3)
11%
1.835 mg
Vitamin B6
3%
0.05 mg
Folate (B9)
1%
2 μg
Vitamin B12
0%
0 μg
Vitamin C
0%
0 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
0%
3 mg
Sắt
8%
1.49 mg
Magiê
3%
13 mg
Phốt pho
3%
37 mg
Kali
1%
29 mg
Natri
0%
0 mg
Kẽm
4%
0.42 mg
Thành phần khácLượng
Nước68.61 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Gạo trắng, còn được gọi là gạo tẻ, là thóc đã được xay để tách bỏ trấu và xát để loại lớp cám và mầm. Sau khi xay xát, có thể đánh bóng để hạt gạo trắng và sáng hơn.

Quá trình xát và đánh bóng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng trong hạt gạo (chất béo trong cám, các vi chất như vitamin, muối khoáng) nên gạo trắng hạn chế được sự xâm nhập của vi sinh vật và côn trùng gây hại, do đó có thời gian bảo quản dài hơn gạo lứcthóc.

Chế độ ăn sử dụng chủ yếu gạo trắng có thể gây bệnh beriberi do thiếu vitamin B1 nếu không bổ sung các nguồn thức ăn chứa loại vitamin này. Gạo trắng thường được bổ sung một số chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.[3] Tại Hoa Kỳ, vitamin B1, niaxin (vitamin B3) và sắt là các vi chất bắt buộc phải bổ sung vào gạo trắng.

Từ thế kỉ 19, gạo lứt đã được nhiều người sử dụng thay thế gạo trắng do có lợi cho sức khỏe.[4] Cám trong gạo lứt chứa một lượng xơ tiêu hóa đáng kể và mầm gạo thì chứa nhiều vitamin và chất khoáng.

Thành phần của gạo trắng phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, phân bón, quá trình chế biến và thời gian bảo quản.

Thông thường 100 g gạo trắng sẽ nấu được 240 đến 260 g cơm. Lượng cơm thay đổi do các loại gạo hấp thụ lượng nước khác nhau. Độ nở của gạo phụ thuộc vào giống lúa và thời gian bảo quản.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ "Christiaan Eijkman, Beriberi and Vitamin B1". Nobelprize.org. 6 Aug 2010
  4. ^ “Brown Rice vs. White Rice: Which Is Better?”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2013. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.