Focke-Wulf Ta 183

Ta 183 Huckebein
Mô hình Ta-183 dùng trong thử nghiệm hầm gió
KiểuMáy bay tiêm kích
Hãng sản xuấtFocke-Wulf
Tình trạngChưa hoàn thành

Focke-Wulf Ta 183 Huckebein (Thằng gù) là một mẫu thiết kế máy bay tiêm kích trang bị động cơ phản lực, đây là mẫu kế thừa của loại Messerschmitt Me 262 và được dự định sẽ trở thành máy bay tiêm kích ban ngày của Luftwaffe trong Chiến tranh Thế giới II. Nó chỉ được phát triển tới giai đoạn mẫu mô hình dùng trong hầm gió khi chiến tranh kết thúc, nhưng thiết kế cơ bản của nó đã được tiếp tục phát triển sau chiến tranh ở Argentina với loại máy bay FMA Pulqui II. Cái tên Huckebein bắt nguồn từ một con quạ chuyên gặp sự cố trong truyện tranh.

Phát triển

Vào đầu năm 1945, Reichsluftfahrtministerium (RLM - Bộ Hàng không Đế chế Đức) bắt đầu nhận biết được những phát triển về máy bay phản lực của quân Đồng minh, RLM đặc biệt lo ngại họ có thể phải đối mặt với loại Gloster Meteor trên chiến trường lục địa. Để đáp lại mối đe dọa này, họ lập ra Chương trình Tiêm kích Khẩn cấp, ngừng sản xuất máy bay ném bom và các máy bay đa năng và chỉ tập trung vào các loại máy bay tiêm kích, đặc biệt là máy bay tiêm kích phản lực. Ngoài ra, họ cũng tăng tốc phát triển các thiết kế thử nghiệm để đảm bảo lợi thế hiệu suất so với các mẫu thiết kế của quân Đồng mình, các thiết kế này sẽ thay thế những loại tiêm kích phản lực của Đức như Messerschmitt Me 262Heinkel He 162.

Kết quả là một loạt các thiết kế tiên tiến, một số sử dụng cánh xuôi sau để cải thiện hiệu suất bay cận âm, các thiết kế khác lại không sử dụng cánh đuôi ngang để làm giảm lực kéo. Kể từ khi các kỹ sư máy bay Đức nhận thấy các thiết kế không cánh đuôi có thể gặp phải các vấn đề ổn định nghiêm trọng khi bay cận âm,[1] một loại các phương pháp ổn định như phanh trên cánh được xem xét thử nghiệm cho máy bay hoặc đơn giản chỉ là thêm vào các cánh đuôi ngang thông thường. Đội thiết kế của Kurt Tank do Hans Multhopp đứng đầu đã thiết kế một mẫu tiêm kích vào năm 1945 với tên gọi "Huckebein" (một con quạ hoạt hình chuyên đi gây rắc rối), cũng còn được gọi là Đề án V (Đề án VI trong một số tài liệu khác) hay Thiết kế II của Focke-Wulf.

Thiết kế

Một mô hình kiểu thiết kế II của Focke-Wulf Ta 183
Kiểu thiết kế III của Ta 183
Ta 183 B
Mô hình Fw Super-Lorin

Việc phát triển Ta 183 bắt đầu vào đầu năm 1942 với tên gọi Đề án VI, đội thiết kế do kỹ sư Hans Multhopp tập hợp, mục tiêu là thiết kế một loại máy bay tiêm kích mới dựa trên những hiểu biết về các nghiên cứu thiết kế tiêm kích của Focke-Wulf trước đó, các nghiên cứu trước đó đã thất bại do không đạt được vận tốc cận âm. Máy bay dự kiến sử dụng một động cơ phản lực Heinkel HeS 011 tiên tiến, dù mẫu thử đầu tiên sẽ được trang bị động cơ Junkers Jumo 004B. Nghiên cứu ban đầu cũng đưa ra một tùy chọn về động cơ tên lửa có lực đẩy 1.000 kgf (10 kN) để cất cánh và tăng lực khi chiến đấu, như phiên bản đặc biệt "003R" của động cơ phản lực BMW 003 đã lên kế hoạch sử dụng, các thùng nhiên liệu bỏ được dưới cánh chứa nhiên liệu và chất oxy hóa đủ để động cơ tên lửa đốt trong 200 giây.

Tính năng kỹ chiến thuật (Ta 183, thiết kế đầu)

Focke-Wulf Ta 183

Đặc điểm riêng

  • Tổ lái: 1
  • Chiều dài: 9.20 m (30 ft 2 in)
  • Sải cánh: 10.00 m (32 ft 10 in)
  • Diện tích cánh: 22.5 m² (242 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 2,380 kg (5,247 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 4,300 kg (9,480 lb)
  • Động cơ: 1 động cơ phản lực Heinkel HeS 011, lực đẩy 13 kN (2,700 lbf)

Hiệu suất bay

Vũ khí

Xem thêm

Máy bay có cùng sự phát triển

Máy bay có tính năng tương đương

Tham khảo

Ghi chú
  1. ^ Nauber. "Comparisons of the 8-229 and the Go P60 All-wing Airplanes." AAF, ngày 22 tháng 4 năm 1946 via luft46.com. Retrieved: ngày 13 tháng 1 năm 2011.
Tài liệu
  • Erichs, Rolph et al. The Saab-Scania Story. Stockholm: Streiffert & Co., 1988. ISBN 91-7886-014-8.
  • Gordon, Yefim. Mikoyan-Gurevich MiG-15: The Soviet Union's Long-Lived Korean War Fighter. Earl Shilton, Leicester, UK: Midland Publishing Ltd., 2001. ISBN 1-85780-105-1.
  • Myhra, David. Focke-Wulf Ta 183 (X Planes of the Third Reich). Atglen, PA: Schiffer Publishing, 1999. ISBN 0-76430-907-6.

Liên kết ngoài