Erythromycin

Erythromycin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiEryc, Erythrocin, others[2]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682381
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A [1]
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người) [2]
Dược đồ sử dụngqua đường miệng, tiêm tĩnh mạch, tiêm cơ, bôi, nhỏ mắt
Nhóm thuốcMacrolide
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngkhoảng 30% - 65% tùy vào loại ester
Liên kết protein huyết tương90%
Chuyển hóa dược phẩmGan (khoảng 5% không được biến đổi)
Chu kỳ bán rã sinh học1.5 giờ
Bài tiếtmật
Các định danh
Tên IUPAC
  • (3R,4S,5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,14R)-6-
    {[(2S,3R,4S,6R)-4-(dimethylamino)-3-hydroxy-6-methyloxan-2-yl]oxy}-
    14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-4-{[(2R,4R,5S,6S)-
    5-hydroxy-4-methoxy-4,6-dimethyloxan-2-yl]oxy}-
    3,5,7,9,11,13-hexamethyl-1-oxacyclotetradecane-2,10-dione
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.003.673
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC37H67NO13
Khối lượng phân tử733,94 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • CC[C@@H]1[C@@]([C@@H]([C@H](C(=O)[C@@H](C[C@@]([C@@H]([C@H]([C@@H]([C@H](C(=O)O1)C)O[C@H]2C[C@@]([C@H]([C@@H](O2)C)O)(C)OC)C)O[C@H]3[C@@H]([C@H](C[C@H](O3)C)N(C)C)O)(C)O)C)C)O)(C)O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C37H67NO13/c1-14-25-37(10,45)30(41)20(4)27(39)18(2)16-35(8,44)32(51-34-28(40)24(38(11)12)15-19(3)47-34)21(5)29(22(6)33(43)49-25)50-26-17-36(9,46-13)31(42)23(7)48-26/h18-26,28-32,34,40-42,44-45H,14-17H2,1-13H3/t18-,19-,20+,21+,22-,23+,24+,25-,26+,28-,29+,30-,31+,32-,34+,35-,36-,37-/m1/s1 ☑Y
  • Key:ULGZDMOVFRHVEP-RWJQBGPGSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Erythromycin là một kháng sinh hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.[2] Các bệnh này có thể kể đến như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm chlamydia, bệnh viêm vùng chậu, và giang mai.[2] Chúng cũng có thể được sử dụng khi đang mang thai để ngăn ngừa nhiễm liên cầu khuẩn nhóm Btrẻ sơ sinh.[2] Erythromycin có thể được sử dụng để cải thiện bệnh liệt dạ dày.[3] Chúng có thể được đưa vào cơ thể nhờ tiêm tĩnh mạch hoặc uống thuốc.[2] Thuốc mỡ mắt thường được khuyến cáo sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng mắttrẻ sơ sinh.[4]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau quặn bụng, nôn mửatiêu chảy.[2] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm viêm đại tràng Clostridium difficile, các vấn đề về gan, hội chứng QT dài và các phản ứng dị ứng.[2] Chúng khá an toàn cho những người có tiền sử dị ứng với penicillin.[2] Erythromycin cũng có vẻ an toàn khi sử dụng trong khi mang thai.[1] Dù thường được coi là an toàn trong thời gian cho con bú, người mẹ sử dụng thuốc trong hai tuần đầu đời có thể làm tăng nguy cơ hẹp môn vị ở trẻ.[5][6] Nguy cơ này cũng có nếu được thuốc được dùng trực tiếp bởi em bé trong độ tuổi này.[7] Đây là kháng sinh thuộc họ macrolide và hoạt động bằng cách giảm sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.[2]

Erythromycin lần đầu tiên được phân lập vào năm 1952 từ chủng vi khuẩn Saccharopolyspora erythraea.[2][8] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[9] Erythromycin có sẵn dưới dạng thuốc gốc và không tốn kém lắm.[5] Giá bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 0,03 đến 0,06 USD/viên.[10]

Chú thích

  1. ^ a b “Prescribing medicines in pregnancy database”. Australian Government. ngày 23 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g h i j k “Erythromycin”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ Camilleri M, Parkman HP, Shafi MA, Abell TL, Gerson L (tháng 1 năm 2013). “Clinical guideline: management of gastroparesis”. The American Journal of Gastroenterology. 108 (1): 18–37, quiz 38. doi:10.1038/ajg.2012.373. PMC 3722580. PMID 23147521.
  4. ^ Matejcek A, Goldman RD (tháng 11 năm 2013). “Treatment and prevention of ophthalmia neonatorum”. Canadian Family Physician. 59 (11): 1187–90. PMC 3828094. PMID 24235191.
  5. ^ a b Hamilton RJ (2013). Tarascon pocket pharmacopoeia (ấn bản thứ 14). [Sudbury, Mass.]: Jones & Bartlett Learning. tr. 72. ISBN 9781449673611.
  6. ^ Kong YL, Tey HL (tháng 6 năm 2013). “Treatment of acne vulgaris during pregnancy and lactation”. Drugs. 73 (8): 779–87. doi:10.1007/s40265-013-0060-0. PMID 23657872.
  7. ^ Maheshwai, Nitin (tháng 3 năm 2007). “Are young infants treated with erythromycin at risk for developing hypertrophic pyloric stenosis?”. Archives of Disease in Childhood. 92 (3): 271–3. doi:10.1136/adc.2006.110007. PMC 2083424. PMID 17337692. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ Vedas JC (2000). Biosynthesis: polyketides and vitamins. Berlin [u.a.]: Springer. tr. 52. ISBN 9783540669692.
  9. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Erythromycin”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2015.