Eros
Trong thần thoại Hy Lạp, Eros là vị thần tình yêu. Thần Eros luôn mang một cây cung và những mũi tên ái tình bên mình. Khi Eros bắn những mũi tên này vào một ai đó thì người đó ngay lập tức sẽ yêu người khác giới đầu tiên gặp. Thần Eros được coi như tương đương với thần Cupid trong thần thoại La Mã. Nguồn gốcNhư đã kể thì theo thuyết cổ đại, Eros là con của hỗn mang Chaos với là đại diện của sinh sản, phồn thực. Nhưng số đông lại cho là Eros là con của Aphrodite và Ares thuyết thần đại. Nhưng có người cho rằng cha cậu là Zeus hoặc Apollo. Với PsycheNàng Psyche hay còn gọi là Psikhe (đọc là Xi-sê) là một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần dưới trần gian. Mọi người mê mẩn nhan sắc của Psikhe đến nỗi ca ngợi nàng xinh đẹp hơn cả nữ thần Aphrodite. Nữ thần vô cùng tức giận liền sai con trai là Eros xuống trừng phạt bằng cách: làm cho Psikhe yêu một người xấu xí nhất trần gian. Nhưng chính Eros cũng say đắm trước nàng Psikhe xinh đẹp. Chàng đã nhờ thần Apollo ban cho một lời sấm truyền giả: "Chồng của Psikhe là một con quái vật, phải đưa nàng lên núi để sống với nó." Không thể cãi lời sấm truyền, nhà vua đành đưa Psikhe lên núi, và nàng được sống trong cung điện xa hoa. Nhưng nàng chẳng bao giờ nhìn thấy mặt chồng. Chồng nàng chỉ đến với nàng ban đêm, rất dịu dàng từ tốn với nàng chứ không giống một con quái vật. Sau rồi nghe lời khích của 2 cô chị, Psikhe đã lén thắp đèn lên. Trớ trêu thay, chồng nàng chính là Eros. Phát hiện rằng nàng lén nhìn mình, Eros tức giận bỏ đi. Hối hận, Psikhe đi khắp nơi tìm chồng và được nữ thần Demeter giúp đỡ. Nàng đến gặp Aphrodite và làm bao công việc nữ thần sai bảo vô cùng khó nhọc. Mấy việc đầu nàng làm rất tốt, nhưng việc cuối cùng là xin một ít sắc đẹp của Persephone - nữ hoàng âm phủ thì Psikhe đã tò mò, mở chiếc hộp đựng sắc đẹp ra và chìm vào giấc ngủ. May thay có Eros tới cứu nên nàng mới tỉnh lại. Nhờ sự giúp đỡ của thần Zeus, Eros và Psikhe đã được sống với nhau hạnh phúc trọn đời. Chú thích
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Eros. |
Portal di Ensiklopedia Dunia